• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển loại vaccine đầu tiên bằng trí tuệ nhân tạo

(Chinhphu.vn) - Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học Australia đã tạo ra một vaccine cúm hoàn toàn mới nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI).

16/07/2019 09:49

Các nhà khoa học tại Đại học Flinders ở Australia đã nghiên cứu loại vaccine cúm mới với khả năng tăng cường miễn dịch cho con người bằng cách tạo ra nhiều kháng thể chống lại virus cúm hơn so với vaccine thông thường. Nhờ vậy, vaccine này đem lại kết quả điều trị hữu hiệu hơn.

Giáo sư Nikolai Petrovsky, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, đầu tiên, nhóm của ông đã tạo ra một chương trình máy tính có tên gọi là SAM và lập trình sẵn cho phần mềm này cách nhận biết vaccine có tác dụng chống lại bệnh cúm hay không. Sau đó, họ tạo một chương trình máy tính khác để tạo ra hàng nghìn tỷ hợp chất ảo.

Công nghệ AI sẽ sử dụng cả 2 chương trình này để kết hợp, so sánh, phân tích và đưa ra một danh sách gồm 10 loại hợp chất khả dĩ nhất. Ưu điểm của công nghệ AI là không chỉ tăng tốc quá trình nghiên cứu mà còn tìm ra các hợp chất hiệu quả nhất.

Nhờ vậy, thay vì phải trực tiếp sàng lọc hàng triệu hợp chất, các nhà khoa học chỉ cần nghiên cứu một số nhỏ trong đó. Chỉ mất vài tuần để tổng hợp chúng và tiến hành thử nghiệm trên máu người. Các hợp chất sau đó đã trải qua thử nghiệm trên động vật và hiện đang được tiến hành trên cơ thể người. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID).

Thông thường, để phát triển một vaccine cúm, các công ty lớn sẽ phải trải qua quá trình sàng lọc hàng triệu hợp chất với hàng nghìn người làm việc liên tục trong khoảng 5 năm. Với quá trình phức tạp và tốn kém như vậy, chi phí cho một sản phẩm có giá hàng trăm triệu USD, Giáo sư Petrovsky chia sẻ.

Ngược lại, với sự trợ giúp của công nghệ AI, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Petrovsky chỉ mất khoảng 2 năm để nghiên cứu, phát triển loại vaccine này.

Nhóm nghiên cứu hy vọng vaccine mới này sẽ được thương mại hóa từ năm 2022, góp phần đẩy lùi căn bệnh cúm, nhất là cúm theo mùa.

BT