• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không căn cứ vào biên chế hiện có của cơ quan để xây dựng danh mục vị trí việc làm

(Chinhphu.vn) - Không căn cứ vào biên chế hiện có của các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập để xây dựng danh mục vị trí việc làm; gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

10/05/2023 15:32
Không căn cứ vào biên chế hiện có của các cơ quan để xây dựng danh mục vị trí việc làm - Ảnh 1.

Không căn cứ vào biên chế hiện có của các cơ quan để xây dựng danh mục vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định về vị trí việc làm và biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 62/2020/NĐ-CP của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Dự thảo Nghị định nêu rõ nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức, biên chế sự nghiệp. Theo đó, việc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức, biên chế sự nghiệp phải tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; phù hợp với phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương. 

Bảo đảm tính thống nhất, liên thông từ trung ương đến cấp huyện; đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp với quản lý và sử dụng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn. 

Kế thừa các vị trí việc làm có ngạch công chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật; vị trí việc làm lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ chuyên ngành; hỗ trợ, phục vụ đặc thù thuộc ngành, lĩnh vực. Mỗi vị trí việc làm phải gắn với một chức danh, ngạch công chức, ngạch viên chức và nội dung công việc cụ thể. 

Không căn cứ vào biên chế hiện có của các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập để xây dựng danh mục vị trí việc làm. Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức, biên chế sự nghiệp

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng nêu rõ căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức, biên chế sự nghiệp và cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.

1. Căn cứ xác định vị trí việc làm: a- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; b- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Căn cứ xác định biên chế công chức, biên chế sự nghiệp: 

a- Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm, trừ vị trí việc làm hỗ trợ phục vụ; 

b- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

c- Thực tế việc sử dụng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao; 

d- Đối với cơ quan, tổ chức hành chính ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. 

3. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp: Danh mục vị trí việc làm; mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm; tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

M.Hiển