• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không còn phát hiện chất cấm Salbutamol trong thịt

(Chinhphu.vn) - Trong 4 tháng gần đây, kết quả giám sát trên diện rộng do các cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện cho thấy, không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu thịt kiểm nghiệm.

28/11/2016 15:59
Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: Kết quả giám sát trên diện rộng do các cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện cho thấy, trong 11 tháng qua, tỉ lệ mẫu thịt tươi vi phạm chất cấm Salbutamol là 1,27%, giảm so với năm 2015 (2,53%). Đặc biệt, trong 4 tháng gần đây (từ tháng 7-10), cơ quan chức năng không phát hiện Salbutamol trong các mẫu thịt kiểm nghiệm.

Trong năm nay, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương tổ chức phong trào nói không với chất cấm, trong đó có sự cam kết của người chăn nuôi, người sản xuất thức ăn chăn nuôi và đã có 63/63 tỉnh, thành phố thực hiện với tổng số hơn 500.000 hộ ký cam kết (kế hoạch ban đầu 100.000 hộ) không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Cùng với mẫu thịt, tỉ lệ mẫu rau, quả vi phạm chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép cũng giảm nhiều so với năm 2015 (8,6%), chỉ còn 3,15%.

Tuy nhiên, bên cạnh sự sụt giảm kể trên, tỉ lệ mẫu thủy sản nuôi vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép là 2,8%, tăng so với năm 2015 (0,89%). Tỉ lệ các sản phẩm chế biến chứa tồn dư hóa chất phụ gia, chất bảo quản còn ở mức cao (thủy sản chế biến là 12,84%, thịt chế biến là 8,18%, thực vật chế biến là 11,7%).

Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị, trong thời gian tới, các lực lượng chức năng của Bộ NN&PTNT cần phối hợp, chủ động hơn nữa ở các địa phương trong việc giám sát, tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm để phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.

Đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất, các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn để người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với thực phẩm an toàn.

Đỗ Hương