• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thúc đẩy công nghiệp chế biến cao su, giảm xuất thô

(Chinhphu.vn) - Các doanh nghiệp (DN) cao su Việt Nam cần tập trung vào việc đổi mới công nghệ, quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường thế giới.

04/12/2015 14:52

Hội nghị cao su toàn cầu 2015 (GRC 2015) với chủ đề “Hợp tác vì một tương lai bền vững”. Ảnh: VGP/Lê Anh

Ngày 4/12, tại TPHCM đã diễn ra Hội nghị cao su toàn cầu 2015 (GRC 2015) với chủ đề “Hợp tác vì một tương lai bền vững”.

Thị trường thế giới còn nhiều khó khăn

TS. Abdul Aziz Kadir, Chủ tịch Tập đoàn Confexhub (Malaysia) cho biết, thị trường cao su thế giới trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn và dự báo không mấy sáng sủa trong thời gian tới. Tồn kho nhiều, cùng với đó là tình hình nợ công của châu Âu, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, giá dầu mỏ giảm, là những nguyên nhân gây áp lực rất lớn cho ngành cao su.

Tại các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, người ta đã bắt đầu nghĩ đến việc chuyển qua cây trồng khác bởi giá cao su giảm đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh kế của người dân. Chính vì vậy, các quốc gia cần nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học-công nghệ trong sản xuất và chế biến cao su để hạ giá thành và tăng thu nhập cho người trồng.

Bà Sheela Thomas, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, sản lượng sản xuất của các quốc gia thành viên giảm 0,9% xuống còn gần 9 triệu tấn. Theo nhiều người trồng cao su, giá đang thấp nên họ sẽ phải chịu lỗ nếu tiếp tục hoạt động.

Tổng Thư ký ANRPC cho rằng, ngành lốp xe chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc sử dụng cao su thiên nhiên và nhu cầu lốp xe phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế. Do đó, tình trạng kinh tế thế giới có liên quan rất lớn đến giá cao su thiên nhiên, để giảm lệ thuộc, không cách nào khác cần phải đa dạng hóa việc sử dụng cao su thiên nhiên.

Hiện ANRPC đang xây dựng chương trình quản lý sản xuất cao su cho các quốc gia thành viên nhằm đảm bảo nguồn cung cao su tăng trưởng có trật tự, phù hợp với xu hướng của nhu cầu thế giới. Đồng thời, ANRPC đang hợp tác với các tổ chức khác nhau như Hội nghị cao su quốc tế (IRRDB) để nghiên cứu về sản phẩm cao su và phổ biến tới các quốc gia thành viên.

Giảm xuất thô, tăng chế biến

Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, năm 2014, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt trên 1 triệu tấn, chiếm 11,2% thị phần thế giới, giá trị xuất khẩu đạt 1,78 tỉ USD. Năm 2015, xuất khẩu cao su thiên nhiên ước đạt 1,6 tỉ USD, giảm khoảng 10%.

Cao su Việt Nam hiện đã có mặt tại 86 thị trường, trong đó những thị trường chính là Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc)… Để đảm bảo chất lượng cho cao su Việt Nam, đã có bộ tiêu chuẩn quốc gia và 28 phòng kiểm nghiệm chất lượng cao su thiên nhiên tương đương với tiêu chuẩn quốc tế và các nước tiên tiến, đủ điều kiện để tham gia hài hòa tiêu chuẩn ASEAN trong thời gian tới.

Ngành công nghiệp chế biến, các sản phẩm cao su Việt Nam như lốp xe, găng tay, cao su kỹ thuật, linh kiện cao su, băng tải… cũng đang phát triển nhanh với giá trị xuất khẩu tăng trên 33% mỗi năm trong giai đoạn 2010-2014, đạt 1,5 tỉ USD năm 2014.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, trong bối cảnh ngành cao su thế giới nói chung và ngành cao su trong nước nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, ngành cao su cần tập trung xem xét, tổ chức thực hiện chủ trương của Chính phủ và các bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển dài hạn để tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Trong năm 2014, Việt Nam xuất khẩu trên 85% cao su nguyên liệu nhưng chỉ đạt gần 1,8 tỉ USD, song lại nhập khẩu sản phẩm cao su và cao su nhân tạo với giá trị lớn hơn. Trong khi đó, tuy chỉ sử dụng khoảng 15% sản lượng để chế biến sản phẩm, nhưng lại xuất khẩu được hơn 1,5 tỉ USD, gần bằng với 85% nguyên liệu.

Từ thực tế này, ngành cao su Việt Nam cần điều chỉnh lại cơ cấu chủng loại sản phẩm theo hướng tăng cường cho công nghiệp chế biến và giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Mặt khác, trước tình hình cung vượt cầu, ngoài việc kiềm chế sản lượng cao su nguyên liệu, ngành cao su cần tập trung triển khai các giải pháp để cắt giảm giá thành, đa dạng hóa nguồn thu trên vườn cao su, vận động sử dụng sản phẩm cao su chế biến trong nước nhằm giảm thiểu rủi ro về giá và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.

Đồng thời, cần nghiên cứu để khai thác lợi thế từ việc Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do như: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) song song với việc nghiên cứu sâu về nhu cầu nguyên liệu và sản phẩm cao su của thị trường thế giới cũng như trong nước, tiếp cận nhiều hơn những phân khúc thị trường có giá trị cao và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thì cho rằng, các DN và Hiệp hội Cao su Việt Nam cần tập trung vào việc đổi mới công nghệ, quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường thế giới. Cùng với đó là việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cao su để phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng cao su thiên nhiên của thế giới.

Các DN cũng cần tập trung cho công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường cao su xuất khẩu Việt Nam.

Lê Anh