• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kon Tum cần khai thác, phát huy tiềm năng của địa phương

(Chinhphu.vn) - Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Kon Tum cần tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng về đất đai, rừng, khí hậu để phát triển nhanh và bền vững.

13/11/2013 15:00

Một góc thành phố Kon Tum - Ảnh: Báo Kon Tum

Trong 3 năm qua (2011-2013), tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kon Tum đạt mức khá cao; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 13,6 triệu đồng năm 2010 lên 22,2 triệu đồng vào năm 2013; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; thu ngân sách tăng bình quân 13,6%; triển khai tích cực, có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, số xã phổ cập giáo dục phổ thông đúng độ tuổi đạt 100%; mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố (87/97 xã có bác sỹ), tăng 3,1 giường và 2 bác sỹ/vạn dân so với đầu nhiệm kỳ; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 12%/năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm trên 4%...

Tuy nhiên, Kon Tum vẫn là tỉnh nghèo, còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cao; sản xuất và đời sống của đồng bào còn khó khăn do thiếu đất sản xuất; thu hút đầu tư chưa nhiều; cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng xã hội chưa phát triển.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Kon Tum tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng về đất đai, rừng, khí hậu để phát triển nhanh và bền vững; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng các quy hoạch.

Đồng thời tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế, trước hết là phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến các sản phẩm mà Tỉnh có lợi thế như cao su, cà phê, sâm Ngọc Linh, rau và hoa xứ lạnh,...

Tỉnh Kon Tum cũng cần chủ động, linh hoạt vận dụng tốt các cơ chế chính sách hiện hành và cách làm cụ thể, thiết thực trong thời gian qua để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết việc làm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Kon Tum là tỉnh miền núi biên giới nằm ở Bắc Tây Nguyên, được tái lập vào tháng 8/1991, có diện tích tự nhiên khoảng 10.000 km2, gồm 8 huyện và 1 thành phố với 97 xã, phường, thị trấn; có 10 xã biên giới giáp Lào và Campuchia với chiều dài trên 280 km. Dân số của Kon Tum có khoảng 470.000 người, trên 53% số dân là dân tộc thiểu số với hơn 30 dân tộc anh em cùng sinh sống. 

Minh Hiển