• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lần đầu tiên tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

(Chinhphu.vn) - Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 5 với chủ đề “Thúc đẩy công tác huấn luyện ATVSLĐ để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”.

25/04/2017 11:19
Tháng hành động về ATVSLĐ lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 5 với chủ đề “Thúc đẩy công tác huấn luyện ATVSLĐ để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”
Theo thống kê của các tỉnh, thành phố, năm 2016, cả nước đã xảy ra 7.981 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.251 người bị nạn. Số vụ TNLĐ chết người là 799 vụ, làm chết 862 người.

Trong đó, số TNLĐ trong khu vực có quan hệ lao động là 7.588 vụ, làm 7.806 người bị nạn (711 người chết). Trong khu vực không có quan hệ lao động, theo báo cáo của 44/63 tỉnh và thành phố, số vụ TNLĐ là 393, làm 445 người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động bị nạn (151 người chết).

Bên cạnh số liệu về TNLĐ, Bộ LĐTB&XH cũng đưa ra những thông tin về tình hình sức khoẻ lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo báo cáo của 43 tỉnh, thành phố, hiện nay mới quản lý được 49.592 cơ sở lao động, trong đó, số cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại là hơn 20.000 (chiếm 46,1%). Tuy nhiên, mới chỉ có hơn 8.000 cơ sở đã thực hiện lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động (chiếm 17,3%), trong đó có hơn 4.000 cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại (chiếm 55,2%).

Bộ LĐTB&XH cũng cho biết, các vụ TNLĐ chết người có nguyên nhân từ người sử dụng lao động chiếm 42,1%. Theo đó, chủ sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; thiết bị không bảo đảm an toàn lao động; người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ; chủ sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho lao động… dẫn đến tình trạng mất an toàn lao động.

Trước thực trạng TNLĐ ngày càng gia tăng về số vụ tai nạn nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp ngày càng phức tạp, Tháng hành động về ATVSLĐ lần đầu tiên được tổ chức sẽ có chủ đề: “Thúc đẩy công tác huấn luyện ATVSLĐ để phòng ngừa các TNLĐ và bệnh nghề nghiệp”.

Tháng hành động về ATVSLĐ sẽ được tổ chức vào tháng 5, do Hà Nội đăng cai. Lễ phát động diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt xô vào ngày 6/5.

Nhằm hưởng ứng Tháng hành động, Bộ LĐTB&XH sẽ tổ chức 3 đoàn thanh tra tại 69 doanh nghiệp và một số công trình xây dựng về an toàn lao động. Các bộ, ngành như công thương, quốc phòng, công an, GTVT, y tế, Tổng LĐLĐ Việt Nam đều tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra tại một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ rủi ro cao về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Thu Cúc