• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức rà soát, hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng đường thủy nội địa, bao gồm cả vận tải hành khách bằng tàu cao tốc cánh ngầm sau khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, trình Chính phủ xem

12/05/2014 17:15
Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hiện có doanh nghiệp khai thác tàu cánh ngầm tổ chức rà soát các thủ tục pháp lý và kiểm tra tình trạng kỹ thuật, điều kiện an toàn của phương tiện; kiên quyết không cho phép hoạt động nếu phương tiện thủy chở khách không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và điều kiện an toàn.

Đồng thời rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thuyền viên, người điều khiển trong việc bảo đảm an toàn hoạt động của phương tiện thủy chở khách.

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 174/VPCP-KTN ngày 9/1/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định quy định niên hạn sử dụng phương tiện thủy cao tốc chở khách tại Việt Nam.

Sau vụ cháy tàu Vina Express 1 vào ngày 20/1 vừa qua, UBND TP Hồ Chí Minh đã quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với tàu cánh ngầm chở khách tuyến TP Hồ Chí Minh đi Bà Rịa-Vũng Tàu và tiến hành kiểm tra các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu cao tốc cánh ngầm ở TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Qua kiểm tra, đoàn công tác đã phát hiện tổng số 254 khiếm khuyết ở 8 tàu được kiểm tra. Căn cứ kết quả kiểm tra nêu trên, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho dừng hoạt động của tàu cao tốc cánh ngầm từ TP Hồ Chí Minh đi Bà Rịa-Vũng Tàu đồng thời chỉ đạo các bộ ngành phối hợp với TP Hồ Chí Minh và các địa phương xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải hành khách bằng tàu cao tốc cánh ngầm.

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP Hồ Chí Minh tiếp tục dừng hoạt động các tàu cao tốc cánh ngầm tuyến TP Hồ Chí Minh-Vũng Tàu vì đã quá cũ, không bảo đảm an toàn.

Lý giải cho việc dừng hoạt động tàu cánh ngầm tuyến trên, theo Bộ Giao thông Vận tải, các khiếm khuyết được phát hiện nếu có khắc phục được thì cũng chỉ mang tính tạm thời, không ổn định và không đồng bộ do tàu cũ (hầu hết trên 20 tuổi), khai thác nhiều năm, hoạt động với tần suất cao và hoán cải sửa chữa nhiều lần. Vì vậy, tàu cánh ngầm luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy.

Theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu ban đầu có 22 tàu cánh ngầm hoạt động. Đến thời điểm cuối tháng 1/2014, có 10 tàu cánh ngầm đang hoạt động, 12 tàu đã ngừng hoạt động do quá cũ, không có khả năng sửa chữa, khôi phục. Trong số 10 tàu đang hoạt động có 8 tàu trên 20 tuổi, 1 tàu 19 tuổi và 1 tàu 18 tuổi, có 9 trên 10 tàu được hoán cải thay máy chính mới.

Phan Hiển