• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại TPHCM chính thức hoạt động

(Chinhphu.vn) - Đối tượng ưu tiên được thụ hưởng sữa tại ngân hàng sữa mẹ là trẻ sinh non có cân nặng dưới 1.500 g. Những trẻ này có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm nếu thiếu sữa mẹ như viêm ruột hoại tử, các bệnh nhiễm trùng khác.

05/04/2019 10:52
Những chai sữa mẹ được sàng lọc và thanh trùng theo chuẩn quốc tế. Ảnh: Báo SK&ĐS
Ngày 4/4, Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế TPHCM đã thẩm định và công nhận Đơn vị ngân hàng sữa mẹ thuộc Khoa Sơ sinh của Bệnh viện (BV) Từ Dũ đủ điều kiện để cung ứng nguồn sữa mẹ hiến tặng được thanh trùng đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Đây là ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại TPHCM chính thức đi vào hoạt động, sử dụng nguồn sữa mẹ quý giá được hiến tặng nhằm mục đích cứu sống và điều trị cho hàng nghìn trẻ sơ sinh thiếu sữa mẹ.

Trong thời gian vận hành thử nghiệm ngân hàng sữa mẹ, kết quả thử nghiệm của cả 3 mẻ sữa đầu tiên đều đạt tiêu chuẩn vi sinh trước và sau thanh trùng. 12 trẻ sinh non có cân nặng từ 750-1.700 g bị mất nguồn sữa mẹ đã được sử dụng sữa mẹ thanh trùng trong thời gian từ 3-6 ngày đều cho kết quả tốt.

Bên cạnh việc ưu tiên dành cơ sở hạ tầng cho Đơn vị ngân hàng sữa mẹ, BV Từ Dũ bố trí 6 nhân viên chuyên trách công tác tại đơn vị này. Tất cả nhân viên đều được tập huấn kiến thức và kỹ năng về kiểm soát nhiểm khuẩn, tập huấn và chứng nhận khoá đào tạo về an toàn vệ sinh thực phẩm, thao tác thành thạo 21 quy trình hoạt động của ngân hàng sữa mẹ, kỹ năng tư vấn, hướng dẫn cho các bà mẹ tình nguyện hiến tặng sữa mẹ cách vắt sữa đúng.

Là BV sản-phụ khoa đầu ngành của khu vực phía Nam, hằng năm BV Từ Dũ tiếp nhận gần 1,1 triệu lượt khám chữa bệnh, 70.000 ca sinh, trong đó có hơn 40% bệnh nhân với nhiều bệnh lý sản-phụ khoa phức tạp được chuyển đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đây cũng là BV tuyến cuối chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân, bệnh lý - những bệnh nhi đặc biệt cần nguồn sữa mẹ. Trung bình mỗi năm BV tiếp nhận khoảng 6.000-7.000 trẻ sinh non lúc 37 tuần tuổi, đa phần là nhẹ cân cần điều trị (dưới 1.500 g). Nếu tính cả các BV sản khoa và những cơ sở y tế khác tại TPHCM, số trẻ sinh non vào khoảng 18.000 trẻ mỗi năm.  

Việc ra đời ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại TPHCM sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan tỏa văn hóa nuôi con bằng chính nguồn sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời - nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho sự phát triển bình thường về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ sơ sinh mà không một loại sữa công thức nào có thể thay thế được.

Việc sử dụng sữa mẹ không đơn thuần là dinh dưỡng đối với trẻ sinh non mà còn là sự sống còn của trẻ, vì trẻ sinh non nếu sử dụng sữa công thức dễ dẫn đến tình trạng hoại tử ruột. Trẻ sinh non bị hoại tử ruột phải can thiệp phẫu thuật thì khả năng sống giảm đi rất nhiều. Các bé sau đó phải chịu đựng cuộc sống với đoạn ruột ngắn đi, suy dinh dưỡng nặng do kém hấp thu, bị các biến chứng về nhiễm trùng.

Trẻ sinh non nếu được dùng sữa mẹ sẽ dung nạp sữa tốt hơn, giảm thời gian nuôi dưỡng bằng dịch truyền, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vì nằm viện quá lâu và sẽ sớm được xuất viện.

CM