• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thách thức của kinh tế toàn cầu

(Chinhphu.vn) - Trong báo cáo cập nhật tháng 4/2012 về triển vọng kinh tế toàn cầu, bộ phận thông tin kinh tế thuộc The Economist- EIU cho rằng, hiện có 2 mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu là sự trở lại của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone và giá dầu mỏ tăng cao.

23/04/2012 14:11

Theo EIU, sau những động thái tích cực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cuối năm 2011 và đầu năm 2012, cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã dịu đi đáng kể trong quý I/2012.

EIU cho rằng các chương trình tái cấp vốn dài hạn của ECB đã làm dịu đi đáng kể cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone. Hiệu quả của các chương trình này đối với các thị trường trái phiếu chính phủ là rất lớn. Việc tái cơ cấu nợ của Hy Lạp thành công đã mang lại động lực cho các thị trường tài chính cũng như tiến trình hướng tới một Hiệp ước về thuế và ngân sách của Eurozone. Các thị trường chứng khoán tại các nước phát triển đã có quý I/2012 tăng trưởng mạnh nhất trong nhiều năm qua; tâm lý đầu tư, niềm tin người tiêu dùng và doanh nghiệp đã trở lại.

Tuy nhiên, hiện một số kết quả đó đang bị đe dọa và cuộc khủng hoảng tại Eurozone lại đang nổi lên. Căn nguyên của một cuộc khủng hoảng mới là “những bước đi sai lầm” của Chính phủ Tây Ban Nha gần đây, trong đó có cả quyết định đơn phương đặt ra mục tiêu thâm hụt ngân sách cao hơn trong năm 2012 so với cam kết đưa ra trước đó. Dù Tây Ban Nha ngay sau đó giảm mục tiêu này xuống nhưng vẫn gây ra những tổn hại.

Mặc dù Chính phủ Tây Ban Nha quyết tâm thực hiện các biện pháp khắc khổ nhưng bất kể một tin xấu nào, chẳng hạn như khó khăn tài chính tại các ngân hàng lớn, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao... đều  có thể khiến lãi suất trái phiếu tăng, làm cho Tây Ban Nha khó có khả năng tự huy động vốn trên các thị trường. Nền kinh tế Tây Ban Nha lớn gấp 5 lần Hy Lạp và "bức tường lửa" của Eurozone không đủ mạnh để cứu nước này.

EIU cho rằng việc tiếp tục thực hiện cứu trợ đòi hỏi Đức và Pháp phải cấp vốn nhiều hơn nữa và sẽ đẩy cuộc khủng hoảng Eurozone vào một giai đoạn mới nguy hiểm hơn.

Tuy vậy, EIU vẫn cho rằng dự báo chủ đạo dài hạn của mình là Eurozone vẫn tiếp tục tồn tại dưới cấu trúc hiện nay, ít nhất là trong 2 năm tới.

EIU dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 2,2% trong năm 2012, thấp hơn năm 2011 (2,5%). Trong giai đoạn 2013-2016, kinh tế toàn cầu có thể đạt mức tăng trưởng 4 - 4,5% nếu ngành tài chính hồi phục hoàn toàn, các nền kinh tế Eurozone tăng trưởng lành mạnh trở lại.

Nguyễn Hoa