• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thời tiết cực đoan tiếp tục 'hoành hành' trong năm 2017

(Chinhphu.vn) – Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), các hiện tượng thời tiết bất thường và cực đoan, bao gồm cả hiện tượng Bắc Cực đang ấm lên, sẽ tiếp diễn trong năm 2017.

22/03/2017 09:48

Báo cáo hằng năm về tình hình khí hậu toàn cầu công bố ngày 21/3 của WMO cho biết dù không có hiện tượng El Nino,  năm 2017 vẫn đang chứng kiến những sự biến đổi khác thường khác của thời tiết trên khắp hành tinh và có thể vượt ra ngoài tầm hiểu biết của con người về hệ thống khí hậu.

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas nói rằng việc nồng độ khí CO2 trong không khí tăng lên mức cao mới cho thấy tác động từ các hành động của con người đối với hệ thống khí hậu ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, những biến đổi ở Bắc Cực và hiện tượng tan băng đang dẫn đến sự thay đổi xu hướng lưu thông trong không khí và trong đại dương. Lượng băng tại Nam Cực cũng đang ở mức thấp kỷ lục. Chịu ảnh hưởng của các hiện tượng này, một số khu vực như Mỹ và Canada sẽ có mức nhiệt dễ chịu khác thường, trong khi các vùng khác bao gồm bán đảo Arab và Bắc Phi đã trải qua hình thái thời tiết lạnh bất thường ngay trong những tháng đầu năm 2017.

Theo WMO, năm 2016, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn 1,1 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp và 0,06 độ C so với mức nóng kỷ lục của năm 2015. Nhiệt độ trung bình bề mặt nước biển năm 2016 cũng ở mức cao chưa từng thấy, trong khi mực nước biển vẫn tiếp tục tăng, lượng băng tại Bắc Cực tụt xuống mức thấp dưới trung bình.

Tất cả những hiện tượng cực đoan này đều cho thấy khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân khiến Trái Đất ấm lên./.

Văn Ba