• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới dự án luật, pháp lệnh

(Chinhphu.vn) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/3/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thừa ủy quyền Thủ tướng thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ gửi UBTVQH về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.

18/03/2014 08:51

Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt đề nghị này của Chính phủ là ưu tiên, tập trung sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các dự án luật, pháp lệnh để phục vụ cho việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, đồng thời bảo đảm định hướng chung của Chương trình toàn Khóa XIII của Quốc hội là tập trung thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.

Theo kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, trong 3 năm từ 2014 đến 2016, Chính phủ dự kiến xây dựng  trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới  82 luật, pháp lệnh để bảo đảm sự phù hợp và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp.  Riêng trong 2 năm 2014 và 2015 dự kiến sẽ trình 52 dự án.

Đối với Chương trình năm 2014, Chính phủ đã đề xuất 2 phương án.

Theo đó, với phương án 1, Chính phủ đề xuất bổ sung 5 dự án trong đó có 4 dự án để triển khai thi hành Hiến pháp mới, trong số này, có Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (dự kiến xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tháng 5/2014 theo quy trình một kỳ họp). Theo phương án 2, đề nghị bổ sung 6 dự án,  trong đó có 5 dự án để triển khai thi hành Hiến pháp.

Về công tác lập pháp năm 2015, Chính phủ cho rằng phải tiếp tục các nỗ lực sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, pháp lệnh quan trọng về tổ chức bộ máy Nhà nước và tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; phấn đấu đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2016, phải cơ bản hoàn thành xây dựng đầy đủ hệ thống pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Với nhận thức như vậy, trong đề nghị về Chương trình năm 2015, Chính phủ đề xuất 2  phương án. Phương án 1 gồm 38 dự án. Theo đó, ngoài 2 kỳ họp thường kỳ, Chính phủ đề nghị Quốc hội tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8/2015 với thời gian họp từ 10-15 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án luật và cho ý kiến đối với 10 dự án luật. Theo phương án 2, Quốc hội tổ chức 2 kỳ họp. Chính phủ đề nghị chương trình gồm 34 dự án.

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đứng đầu để tập trung cho ý kiến tư vấn thẩm định đối với các dự án luật, pháp lệnh liên quan trực tiếp đến triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và tư vấn giúp Chính phủ tham gia ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan ngoài Chính phủ soạn thảo liên quan đến việc triển khai thi hành Hiến pháp.

Chính phủ cũng đã chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan theo hướng tăng kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật./.

                                                                     Phước Thọ