Thái Sơn 25/05/2022 16:01

Hạn chế nhập khẩu lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

(Chinhphu.vn) - Dự báo gần đây đều cho thấy cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam vẫn thặng dư, thương mại thặng dư, dự trữ ngoại tệ vẫn tiếp tục tăng, khoảng trên dưới 110 tỷ USD. Những chỉ số trên góp phần hạn chế việc nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam.

Ngoài các yếu tố khách quan, hiện nay một số ý kiến lo ngại đặt câu hỏi rằng gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế 350.000 tỷ đồng liệu có tác động đến lạm phát hay không?. PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu nhìn qua thì chúng ta có cảm tưởng như lượng cung tiền sẽ ào ạt được phát ra trong nền kinh tế và điều này sẽ gây ra lạm phát, nhưng thực chất không phải như vậy. 

Cụ thể, trong các gói hỗ trợ trên thì gói tài khóa chiếm khoảng 83% trị giá khoảng 291.000 tỷ đồng, còn gói tiền tệ chỉ chiếm khoảng 14%, còn lại 3% là các gói hỗ trợ khác. Trong gói tiền tệ thì gói giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% trị giá 49.400 tỷ đồng thì không hề bơm một đồng tiền nào ra ngoài lưu thông. Hay ví dụ như gói hạn mức bảo lãnh tín dụng và trái phiếu phát hành trong nước vào khoảng 38.400 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm, hay cho học sinh, sinh viên, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, và gói 46.000 tỷ để nhập khẩu vaccine, thuốc, vật tư để phục vụ phòng chống dịch bệnh thì cũng không bơm ra thị trường.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, chỉ có gói đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trị giá khoảng 113.550 tỷ đồng thì có khả năng gây áp lực lên lạm phát. Nhưng nguyên nhân gây làm phát hiện nay của chúng ta không phải bắt nguồn từ chính sách tiền tệ mà là do tăng đầu tư khiến nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ xây dựng tăng lên. Vì vậy, để hạn chế tối thiểu tác động gói đầu tư phát triển gây áp lực lên lạm phát thì chúng ta cần phải có giải pháp để bảo đảm đủ nguồn cung.

Từ ngày
- đến ngày