• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giữ “hồn quê” trong phố

(Chinhphu.vn) - Cùng với quá trình đô thị hóa, những không gian đặc trưng của làng quê đang bị mai một. Vấn đề đặt ra là làm sao vẫn đảm bảo được không gian sống theo tốc độ phát triển của đô thị, nhưng vẫn bảo tồn được những kiến trúc đặc trưng mang hồn văn hóa Việt. Đây là bài toán quy hoạch cần lời giải không chỉ của riêng Hà Nội.

24/09/2014 09:58
Cổng làng Đường Lâm. Ảnh: Đỗ Hương.
Kiến trúc nông thôn đang phát triển tùy tiện

Ngày xưa không gian sinh hoạt cộng đồng như đình làng, chùa, miếu đền, chợ... là để phục vụ hoạt động hành chính hoặc giao thương nông sản và sinh hoạt tín ngưỡng. Những sinh hoạt này diễn ra không thường xuyên, mà hoạt động chủ yếu của người dân là ở cây đa, bến nước và sân đình nên không gian này có sự gắn kết lớn giữa những người dân trong làng.

Ngày xưa người dân thường dùng câu “đầu đường, xó chợ” để chỉ những nơi dành cho các tầng lớp thấp nhất của xã hội trú ngụ. Nhưng ngày nay, những vị trí địa lý đó lại trở nên đắc địa trong thời kinh tế thị trường. Đó chính là một minh chứng rõ ràng nhất về việc đô thị hóa làm thay đổi diện mạo và cả tư duy của con người về không gian các làng quê.

Theo PGS.KTS Nguyễn Đình Thi, Phó Trưởng khoa Kiến trúc-Quy hoạch (Đại học Xây dựng), người đã có nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc nông thôn cho rằng: “Hiện nay, kiến trúc nông thôn đang có sự phát triển thiếu định hướng và tùy tiện”.

Trong cùng một thôn, xóm có rất nhiều những hình thái kiến trúc nhà ở, có cái mang đậm chất quê nhưng cũng có cái mang hơi thở  đô thị, rồi thậm chí phảng phất cả nét kiến trúc của nước ngoài, tùy thuộc vào sở thích và điều kiện kinh tế của gia chủ. Tất cả tạo nên một diện mạo khá xô bồ, hỗn tạp ở khu vực nông thôn.

KTS Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Nếu phát triển vội vã quá, không bảo tồn mà bỏ qua những giá trị này, chúng ta sẽ mất đi những giá trị nhiều ngàn năm lịch sử. Và chính trong tâm khảm người dân trong làng cũng không ai muốn phá bỏ. Bởi chúng ta xây dựng trên lịch sử hàng ngàn năm, trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp lúa nước, truyền thống của chúng ta là từ cội nguồn gốc rễ làng, xã, một tổ chức bền vững, an toàn và bao dung con người lớn nhất”.

Muốn bảo tồn được những không gian làng quê Bắc bộ Việt ở ngoại thành Hà Nội cần có một quy hoạch tổng thể của Thủ  đô. Tuy nhiên, để thực hiện thành công một quy hoạch mang tính kỹ thuật như vậy đòi hỏi một tầm nhận thức về văn hóa nhất định.

Có được một quy hoạch đảm bảo sự phát triển cả về không gian sống và không gian văn hóa thì những không gian văn hóa ở các làng cổ mới có cơ hội được bảo tồn.

Hình thành “Hành lang xanh” đô thị

KTS Nguyễn Đình Thi nêu ví dụ: “Hiện nay việc cấp phép sửa chữa, trùng tu các di tích mới chỉ dừng lại ở các di tích đã được xếp hạng. Còn lại nhiều di tích dù chưa được xếp hạng nhưng cũng có ý nghĩa lớn với đời sống cộng đồng nông thôn nhưng cũng chưa được quản lý chặt. Cùng với tới tư tưởng chủ quan, coi nhẹ của người dân và địa phương trong ứng xử với di tích, rất nhiều không gian văn hóa đặc trưng của các làng Việt cổ đã bị mai một và biến mất vĩnh viễn”.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm phát triển đất nước. Cùng với đó, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được triển khai rộng khắp cũng nhằm nâng cao đời sống người nông dân, thay đổi diện mạo nông thôn. Tuy nhiên sự vận hành những chủ trương ấy đòi hỏi nhận thức đúng đắn của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Xây dựng nông thôn mới phải có cái nhìn rộng một chút, đừng phát triển nông thôn mới theo hướng cơ học, trong đó phải hài hòa mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới. Bất cập hiện nay đang nằm ở chỗ một số địa phương xây dựng, quy hoạch phát triển nông thôn mới là mang kinh nghiệm phát triển đô thị về”.

Nhiều địa phương áp dụng việc khoanh một lô đất ở đường liên xã, liên thôn kẻ đường chia lô, vỉa hè, trồng cột điện, rãnh nước… Những năm 1990, trong phát triển đô thị đã không cho phép chia lô vì không đảm bảo điều kiện sinh sống nên đã chuyển sang nhà liền kề sân vườn. Trong khi đô thị đã nhìn thấy bất cập đó, nhưng nay nông thôn lại vướng vào cứ chia lô mặt tiền 4-5m, chiều dài 20m làm nhà ở nông thôn mới.

Điều không hay là không cần biết đối tượng sử dụng là ai như nông dân, người làm nghề thủ công hay buôn bán dịch vụ thương mại... Từ đó dẫn tới thực trạng người làm nông nghiệp ở chung dãy nhà với người sản xuất thủ công, dịch vụ…

Quay trở lại thời gian, 36 phố phường của Hà Nội đã được quy hoạch rõ ràng, từng con phố bán mặt hàng gì. Và để giải được bài toán này đòi hỏi phải có các nhà chuyên môn, kiến trúc sư, nhà quản lý quan tâm…

Theo KTS Nguyễn Đình Thi, làng truyền thống nên phát triển theo hướng như hành lang xanh của đô thị. Việc phát triển các điểm dân cư mới, xây dựng đất ở phục vụ nhu cầu người dân thì nên quy hoạch cạnh các làng truyền thống cũ.

Cụ thể hơn, chúng ta có thể quy hoạch, xây dựng các nhà thi đấu, sân bóng, không gian công viên cây xanh, giải trí, trường học, trạm y tế… ở khu dân cư mới. Còn những không gian truyền thồng như cây đa, bến nước, sân đình... thì giữ lại, từ đó kết nối các không gian này.

“Cách làm này hay hơn nhiều so với việc chúng ta xây dựng đan xen. Đừng nên biến đình làng thành nhà văn hóa vì chúng có chức năng và có lưu giữ hình ảnh khác nhau. Để làm được những điều này, cần đến cái nhìn rất xa của nhà quy hoạch”, KTS Nguyễn Đình Thi nhận định.

Đỗ Hương