• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hàng chục năm làm nghề không phải để được mang ơn!

(Chinhphu.vn) – Một bác sĩ thực sự không phải chữa bệnh cho bệnh nhân để mang ơn mà họ có trách nhiệm và nghĩa vụ chữa bệnh. Người bệnh có quyền được hưởng những quyền lợi xứng đáng.

07/10/2014 10:51
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: Thúy Hà.

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã chia sẻ về 30 năm cống hiến trong nghề y mà ông vẫn đang theo đuổi, nhân dịp ông được vinh danh là công dân ưu tú của Thủ đô.

“Đừng nghĩ đứng mổ 8-9 tiếng/ngày mà đã khổ”

Chứng kiến trong những năm của thập kỷ 60 cho đến ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, PGS Nguyễn Tiến Quyết kể, rất nhiều thế hệ bác sĩ khi mới ra trường đã phải vào chiến trường để cứu chữa cho bộ đội. Họ không chỉ đối mặt với đạn bom mà cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế vô cùng thiếu thốn. Các bác sỹ cũng giống như chiến sỹ, phải “nếm mật nằm gai”, có người phải hy sinh cả xương máu, tính mạng của mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Chính vì vậy, các bác sĩ hiện nay dù có vất vả bao nhiêu cũng không thể so sánh bằng sự vất vả, gian khổ, hiểm nguy của các thế hệ đi trước.

“Mặc dù so sánh là khập khiễng, nhưng đừng nghĩ một ngày làm việc từ 6h sáng đến 9h tối đã là vất vả, đứng mổ 8-9 tiếng một ngày mà đã khổ. Tất cả vẫn chưa thấm gì so với cha anh chúng ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Do đó, chúng ta phải luôn tâm niệm rằng hãy cố gắng hết mình để phục vụ người bệnh và xã hội ngày một tốt hơn”, PGS Nguyễn Tiến Quyết nói.

Đối với ông, một bác sĩ thực sự không phải chữa bệnh cho bệnh nhân để mang ơn mà họ có trách nhiệm và nghĩa vụ chữa bệnh. Người bệnh có quyền được hưởng những quyền lợi xứng đáng.

PGS Nguyễn Tiến Quyết cũng chia sẻ, khi mới nhận chức Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (năm 2004), nhiều người đã hỏi: Liệu ông có giải quyết được tình trạng quá tải bệnh viện, có nâng cấp được cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, có đảm bảo được lương cho nhân viên…?

Trước những câu hỏi đó, “Tôi rất trăn trở và bắt đầu bị áp lực”, tuy nhiên trong tay tôi lúc đó có 1 tập thể lãnh đạo bệnh viện rất đoàn kết và quyết tâm. Chúng tôi thống nhất đặt ra việc gì cần phải làm trước, phải giải quyết ngay và việc gì có thể làm sau, PGS Nguyễn Tiến Quyết chia sẻ.

Từ suy nghĩ “liệu cơm gắp mắm” lúc đó, bệnh viện đã quyết định mua tạm thời những máy móc vừa phải, có đủ khả năng khám, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng quyết định xã hội hóa máy móc và trang thiết bị y tế, nhờ đó phương tiện phục vụ để chẩn đoán và cứu chữa bệnh nhân được nâng lên rõ rệt.

PGS Nguyễn Tiến Quyết cho biết, mọi việc chúng tôi bắt tay vào làm ngay, được thực hiện công khai dân chủ nên cả tập thể bệnh viện cùng đồng thuận và rất ủng hộ. Những việc mà bệnh viện đặt ra đều tương đối thành công, đó là phát triển chuyên môn, chống quá tải, nâng cao tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên và đảm bảo lương cho cán bộ công nhân, viên chức.

Dẫn chứng qua 10 năm là Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho thấy, bệnh viện đã tăng hàng trăm giường bệnh lên 1.400 giường, 52 phòng mổ so với 20 phòng trước kia với 150.000 ca mổ/mỗi năm. Đến nay, bệnh viện gần như không còn tình trạng nằm ghép.

Ngoài ra, bệnh viện thường xuyên cử các bác sĩ xuống tuyến dưới để hỗ trợ cứu chữa bệnh nhân và chuyển giao nhiều kỹ thuật nhằm hạn chế việc phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Mới đây nhất, vụ nổ pháo ở Phú Thọ, sập cầu ở Chu Va (Lai Châu), tai nạn xe khách (ở Sa Pa, Lào Cai)... bệnh viện đã cử bác sĩ đến tận nơi hỗ trợ và cứu chữa người bệnh, đã hạn chế tối đa người bệnh tử vong hoặc chấn thương nặng phải lên tuyến trên.

Đặc biệt, trong một thời gian dài vừa qua, ông không còn nhận được những cuộc gọi phàn nàn từ người bệnh về thái độ và chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ thuộc bệnh viện.

“Vì đội ngũ y bác sĩ đã ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ chữa bệnh của mình. Và có lẽ đồng lương mà họ xứng đáng được nhận đã phần nào trang trải được nhu cầu hiện tại. Từ đó, những tiêu cực trong bệnh viện gần như không còn”, PGS Nguyễn Tiến Quyết cho biết.

Bệnh viện đi đầu trong kỹ thuật ghép tạng

Trong lĩnh vực ghép tạng hiện nay ở Việt Nam, Bệnh viện Việt Đức luôn là đơn vị đi đầu và đạt được những thành công nhất định.

Tuy nhiên PGS Nguyễn Tiến Quyết luôn nhấn mạnh, ông không phải là người đi đầu trong lĩnh vực này. Vì tại Bệnh viện Việt Đức, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã làm phẫu thuật ghép tạng từ những năm 65-66 và rất muốn ghép trên người. Song do điều kiện khó khăn, lại cần những trang thiết bị hiện đại, tốn kém nên mong muốn đó chưa thể thực hiện được. GS Tôn Thất Tùng là một người nhìn xa trông rộng, ông đã đưa nhiều lớp bác sĩ khi đó đi học nước ngoài về ghép tạng.

“Chính vì vậy, ngay sau khi thực hiện xong việc chống quá tải, Bệnh viện Việt Đức đã bắt tay vào đầu tư và áp dung những kỹ thuật cao này với quyết tâm phải làm bằng được. Và chúng tôi đã thực sự làm được”. PGS Nguyễn Tiến Quyết tự hào.

Nếu một người chết não hiện nay mà cho tạng thì ngay lập tức Bệnh viện Việt Đức sẽ cứu sống được 4 người khác. Tỷ lệ bệnh nhân ghép tạng trở lại cuộc sống bình thường ngang bằng thế giới, đạt 85%.

Tuy nhiên, với những thành công trên, vị PGS với hơn 30 năm làm nghề vẫn không cho phép mình ngơi nghỉ mà vẫn luôn trăn trở rằng, những vấn đề đặt ra trong 10 năm qua, có thể nói còn khoảng 3-4 phần trong 10 phần công việc ông chưa làm được.

Vì vậy, ông rất hy vọng vào thế hệ kế tiếp sẽ làm được và làm tốt những việc mà ông và tập thể Bệnh viện Việt Đức đã mong muốn, đặt ra.

Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/2014), PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết sẽ được vinh danh là 1 trong 10 công dân ưu tú của Thủ đô.

“Đây không chỉ là vinh dự đối với cá nhân mà còn là vinh dự của gia đình và cơ quan. Tôi sẽ cố gắng hết mình để đóng góp một phần rất nhỏ bé của mình vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân Thủ đô nói riêng và nhân dân cả nước nói chung”, PGS Nguyễn Tiến Quyết chia sẻ.

Hơn 30 năm làm nghề y, lao tâm khổ tứ, đến nay, ông đã có một kinh nghiệm vàng là chỉ cần khám, hỏi tình trạng sức khỏe, sờ và ấn bụng bệnh nhân là có thể chỉ định mổ đúng gần 100%, chỉ cần bổ sung những chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân. 

Hiện, số bệnh nhân ở Hà Nội đến khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức chiếm khoảng 40%. Bệnh viện Việt Đức đang đào tạo nhân lực và chuyển giao các kỹ thuật cho nhiều bệnh viện của Hà Nội. Trong đó, bệnh viện đang tham gia dự án ghép tạng cho Bệnh viện Xanh pôn và hy vọng sẽ có thêm đơn vị cứu sống những bệnh nhân nặng.  

Thúy Hà