• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhà nước tự làm hay "đẩy" cho doanh nghiệp?

(Chinhphu.vn) – Nghị định về đăng ký doanh nghiệp sắp được được ban hành, nhưng vấn đề có nên bắt người đăng ký phải áp mã ngành nghề kinh doanh hay không vẫn nhận được ý kiến rất khác biệt từ các bên liên quan.

06/07/2015 16:30
Ảnh minh họa
Theo dự thảo Nghị định do Bộ KHĐT xây dựng, người thành lập doanh nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh tế cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Thực tế, đây không phải là quy định mới mà đã được đặt ra tại Nghị định 43 năm 2010 về đăng ký doanh nghiệp và những tranh cãi xung quanh vấn đề này cũng đã được trao đi đổi lại rất nhiều lần tại nhiều hội thảo kể từ khi soạn thảo Luật Doanh nghiệp 2014.

Góp ý vào dự thảo này, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận xét, so với các dự thảo trước, quy định này đã bỏ cụm từ “mã hóa ngành nghề kinh doanh”, nhưng xét về bản chất, trình tự thủ tục để doanh nghiệp xác định ngành nghề đăng ký kinh doanh vẫn tương tự như việc phải mã hóa ngành nghề kinh doanh. Bởi việc xác định chính xác tên ngành nghề trong hệ thống ngành kinh tế đồng nghĩa với việc xác định mã ngành của ngành nghề đó.

Tại hội thảo mới đây về dự thảo Nghị định nói trên, đại diện Công ty Honda Việt Nam đã kể lại một câu chuyện thể hiện phần nào những vướng mắc thực tế của doanh nghiệp khi thực thi quy định áp mã ngành.

Theo đó, Honda muốn triển khai một chương trình mới cho các đại lý ủy quyền (HEAD), nhưng muốn làm thế thì các HEAD phải đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Rắc rối nảy sinh khi ngành nghề mới này lại chưa có quy định về mã ngành, doanh nghiệp và cả cơ quan đăng ký kinh doanh đều bối rối, không biết phân vào đâu.

“Thế là mỗi Sở KHĐT hiểu một cách khác nhau, thậm chí có Sở đồng ý cho HEAD này nhưng lại từ chối cho HEAD khác, đến giờ vẫn chưa xong. Như ý kiến của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thì quy định này rất tốt, nhưng vấn đề là ở cơ quan thực hiện và sự không thống nhất”, đại diện Honda nói.

Trong khi đó, từ góc độ cơ quan thực hiện, bà Trần Thị Bình Minh, Phó Giám đốc Sở KHĐT TPHCM cũng cho rằng nếu "đẩy" việc xếp mã ngành cho doanh nghiệp sẽ khiến họ “cực kỳ khó khăn”. “Nhiều trường hợp tôi bảo họ cứ ghi ngành nghề ra rồi nhờ cán bộ áp hộ mã ngành, chứ nói kiểu gì họ cũng không thể tưởng tượng được. Tôi đồng tình với quan điểm rằng việc xếp mã là việc của cơ quan đăng ký kinh doanh”, bà Minh nói.

Cùng quan điểm này, ông Lê Xuân Hiền, Trưởng phòng Đăng ký kinhh doanh tỉnh Hải Dương cho rằng người dân và doanh nghiệp cần tự đăng ký ngành nghề kinh doanh theo ý tưởng của họ, chỉ cần không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm.

“Việc phân ngành nghề vào cấp nào là do nhà nước thực hiện để phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước. Hơn nữa, kết quả nộp thuế mới cho số liệu chính xác về ngành nghề mà doanh nghiệp đã đầu tư, còn việc áp mã ngành mới chỉ là ý tưởng khi khởi sự kinh doanh nên ít có ý nghĩa”, ông Hiền đưa quan điểm khi đại diện Cục Quản lý đăng ký kinh doanh nói rằng việc doanh nghiệp áp mã ngành là để phục vụ mục đích thống kê.

Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng từ Ban Pháp chế của VCCI nhắc lại một thực tế đã được thừa nhận là vướng mắc trong việc ghi ngành nghề theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được xem là một trong những bất cập lớn nhất trong thủ tục gia nhập thị trường của Luật Doanh nghiệp 2005. “Ngành kinh tế cấp 4 cũng chưa bao quát hết các ngành nghề kinh doanh hiện nay nên khó xác định xem ngành nghề của doanh nghiệp thuộc mã nào. Không khéo lại đẩy doanh nghiệp vào rừng văn bản”, bà Hồng nói.

“Để bảo vệ chính doanh nghiệp”

Ở chiều gần như ngược lại, đại diện Cục Quản lý kinh doanh vẫn khẳng định quy định này là để bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp và cần nhìn nhận một cách khách quan về vấn đề này. Một lý do được bà Nguyễn Hồng Vân, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục này đưa ra là hiện cơ quan thuế đang căn cứ vào hệ thống tên ngành, mã ngành để thực hiện các chính sách thuế.

Bổ sung thêm, Phó Cục trưởng Bùi Anh Tuấn nhấn mạnh rằng quy định như vậy không hề ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh. Doanh nghiệp vẫn được quyền kinh doanh mọi ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm, dự thảo Nghị định chỉ hướng dẫn cách ghi và cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không từ chối bất kỳ ngành nghề nào.

“Việc ghi theo hệ thống ngành kinh tế là để bảo vệ chính doanh nghiệp”, ông Tuấn khẳng định và cho biết, trước đây, rất nhiều doanh nghiệp đề nghị giải thích nội hàm trong tên từng ngành kinh tế, để giải thích với các cơ quan nhà nước rằng đăng ký ngành này có nghĩa là được kinh doanh những gì. Việc ghi theo hệ thống ngành kinh tế đã “cứu” rất nhiều doanh nghiệp khỏi tội kinh doanh trái phép, bởi khi có tranh cãi thì chỉ cần giở hệ thống ngành ra là biết có kinh doanh trái phép hay không.

Một lý do khác được ông Tuân nêu ra là để phục vụ việc chuẩn hóa, tin học hóa nền hành chính. “Hàng ngày chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh, về số lượng doanh nghiệp trong từng ngành. Nhờ quy định này mà Bộ có thể cung cấp thông tin chính thống, đầy đủ cho người dân”.

Quy định này cũng phù hợp thông lệ quốc tế, bởi hiện nay có khoảng 150 nước thực hiện ghi theo hệ thống ngành kinh tế. Mặt khác, cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cũng có công cụ tra cứu, doanh nghiệp có thể tìm kiếm rất đơn giản về mã ngành. Và ngay cả khi doanh nghiệp không áp được mã ngành thì việc đăng ký kinh doanh vẫn tiến hành bình thường.

“Không có lý do gì để chúng ta thay đổi một quy định đã thực hiện được 5 năm nay và phù hợp với thông lệ quốc tế”, ông Tuấn nói.

Thế nhưng theo các ý kiến phản đối thì vấn đề không nằm ở chỗ có nên áp mã ngành hay không, mà vấn đề là chủ thể nào sẽ thực hiện việc này. “Chúng tôi không phản đối việc ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh theo hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam với mục đích thống kê. Tuy nhiên, cần xác định lại chủ thể thực hiện việc này. Chúng tôi cho rằng nhà nước nên thực hiện chứ không phải doanh nghiệp”, đại diện VCCI thẳng thắn.

Hiện, dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp đang được hoàn thiện ở những bước cuối cùng trước khi trình Chính phủ ban hành.

Hà Chính