• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Công Thương trả lời kiến nghị của Hiệp hội Mía Đường

(Chinhphu.vn) - Hiệp hội Mía Đường Việt Nam kiến nghị cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu đường và gian lận thương mại, trong đó có bổ sung quy định về việc lập hóa đơn, kiểm tra hóa đơn... để tránh tình trạng sử dụng quay vòng hóa đơn.

19/08/2014 08:20
Ảnh minh họa

Hiệp hội cũng phản ánh về tình trạng hiện nay, việc cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh đường cát tại các địa phương cho các hộ kinh doanh không phải là nhà sản xuất đường làm lẫn lộn đường sản xuất trong nước và không rõ nguồn gốc, điều này góp phần "tiếp tay" cho giới buôn lậu hợp thức hóa hàng lậu.

Về các vấn đề này, Bộ Công Thương có ý kiến phản hồi như sau:

Sửa đổi Thông tư để tránh buôn lậu lợi dụng

Tại khoản 2, Điều 4, Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT- BCA ngày 12/5/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường quy định đối với hàng hoá nhập khẩu của cơ sở sản xuất kinh doanh đang bày bán, để tại kho, bến bãi thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của cơ sở đó (trong trường hợp cơ sở kinh doanh kho, bến, bãi đã đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền) thì trong thời hạn 72 giờ, kể từ thời điểm kiểm tra hàng hoá của cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu, phải xuất trình hoá đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá.

Trong quá trình thực hiện, các lực lượng chức năng đều kiến nghị đây là khoảng thời gian quá dài, dễ bị các đối tượng buôn bán hàng nhập lậu có đủ thời gian để hợp thức hóa hàng nhập lậu, nhất là trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp được tự in hóa đơn, sử dụng đồng thời nhiều quyển hóa đơn..., khi bị kiểm tra mới xuất hóa đơn và khớp về thời gian để đối phó với các lực lượng chức năng nên khó phát hiện gian lận.

Để khắc phục được tồn tại nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, Bộ Tài chính đang chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Công an sửa đổi Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA.
 
Thông tư được sửa đổi theo hướng quy định về hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường giảm thời hạn xuất trình hoá đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá nhập khẩu tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang bày bán, để tại kho, bến, bãi xuống còn 24 giờ để các đối tượng buôn lậu không thể lợi dụng quay vòng hóa đơn, hợp thức hóa hàng lậu.

Dự kiến Thông tư ban hành vào quý IV năm nay.

Mặt hàng đường không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Liên quan đến việc cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh đường, Bộ Công Thương cho biết, mặt hàng đường là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá nhưng không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, do đó hiện nay, chưa có quy định về việc "cấp giấy phép sản xuất kinh doanh" đường.

Nhằm tiêu thụ tối đa lượng đường sản xuất trong nước và đảm bảo đời sống cho người dân trồng mía, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường vừa phù hợp với tình hình thực tế sản xuất trong nước vừa bảo đảm không gây phản ứng từ các nước thành viên trong WTO.

Theo Nghi định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đường, Bộ Công Thương công bố cụ thể và quy định phương thức điều hành nhập khẩu đường sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xin giấy phép Bộ Công Thương với mức thuế suất nhập khẩu cao (80% đến 85%). Tuy nhiên, trên thực tế chưa có doanh nghiệp nào nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch thuế quan.

Thanh Thủy