• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ra mắt “phiên bản” IMF tại châu Á

(Chinhphu.vn)- Một phiên bản của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) theo thỏa thuận của các nước ASEAN và 3 quốc gia đối tác là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, chính thức ra mắt hôm nay, ngày 24/3.

24/03/2010 18:38

Quỹ Tiền tệ châu Á – AMF - được thực hiện dựa theo Thỏa thuận sáng kiến đa phương Chiềng Mai (CMIM), ký kết cách đây 90 ngày giữa các Bộ trưởng Tài chính của các quốc gia kể trên. Theo đó, các quốc gia thành viên nhất trí thành lập quỹ để hỗ trợ lẫn khả năng thanh khoản bằng USD trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc thị trường có biến động bất thường. Tỷ lệ đóng góp cho AMF như sau: Nhật Bản 38,4 tỷ USD (32%), Trung Quốc - 38,4 tỷ USD (32%), ASEAN 24 tỷ USD (20%) và Hàn Quốc  19,2 tỷ USD (16%).

Nga - Trung tăng cường quan hệ đối tác chiến lược

Ngày 23/3, Thủ tướng Nga kiêm Chủ tịch Đảng "Nước Nga Thống nhất" cầm quyền, Vladimir Putin đã thảo luận với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình các vấn đề tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Thủ tướng Putin khẳng định Trung Quốc là đối tác chiến lược của LB Nga. Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Nga là một trong những nước chủ chốt trên thế giới. Trung Quốc ủng hộ một nước Nga hùng mạnh và dân chủ, là một thành viên của trật tự thế giới hiện nay và đóng vai trò quan trọng trong các công việc quốc tế và khu vực phù hợp với vai trò cường quốc của mình.

Hai bên đã trao đổi ý kiến về việc tổ chức "Năm tiếng Trung Quốc tại Nga" với lễ khai trương được tiến hành tối 23/3 ở Mátxcơva và việc hai nước phối hợp tổ chức kỷ niệm 65 năm chiến thắng chủ nghĩa phát - xít.

Hàn Quốc siết chặt quy định sử dụng tiền mặt

Hàn Quốc sẽ siết chặt các quy định về tiền tệ, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến tiền mặt nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường và chống lại tình trạng rửa tiền.

Chính phủ Hàn Quốc ngày 23/3 đã thông qua một luật, theo đó yêu cầu tất cả các công ty tài chính phải báo cáo lực lượng tình báo tài chính khi có các giao dịch ở mức từ 10 triệu uôn (8.800 USD) trở lên bằng tiền mặt và cho phép Cơ quan tình báo tài chính Hàn Quốc, lực lượng thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ chống nạn rửa tiền, đề xuất các quy định về chống rửa tiền. Đây được xem là động thái gia tăng quyền lực của tổ chức này.

Ảnh minh họa

Nâng cao chất lượng dự báo khí tượng toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới (23/3) với cam kết nâng cao chất lượng dự báo khí tượng xuyên biên giới thông qua tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thời tiết , khí hậu, nước và các ngành khoa học khác có liên quan.

WMO hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày thu thập thông tin khí tượng thuỷ văn từ 189 quốc gia, 35 trung tâm khí tượng, 10 ngàn trạm thu thập thông tin mặt đất, 3.000 máy bay, 1.000 trạm trên không, 1000 tàu trên đại dương và 70 vệ tinh. Thông qua giám sát nguồn nước mặt và nước ngầm trên thế giới và các biện pháp kiểm soát đặc thù, WMO thực hiện chế độ cảnh báo sớm các thảm hoạ tự nhiên, các nguồn cung cấp nước và các biện pháp phản ứng hiệu quả để giúp các nước giảm thiệt hại và chống ô nhiễm nguồn nước.

Nỗ lực giải quyết vấn nạn rác thải đô thị

Nghiên cứu chung giữa Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), Chương trình định cư (UN-HABITAT) và Uỷ ban cố vấn của Tổng Thư ký LHQ về nước và vệ sinh (UNSGAB), đã nhấn mạnh việc tái chế 2 triệu tấn rác thải hay 2 tỷ tấn nước thải đổ vào môi trường mỗi ngày trên phạm vi toàn cầu thành các nguồn tài nguyên sạch, an toàn và có lợi về kinh tế, đang trở thành thách thức chủ chốt của nhân loại trong  thế kỷ 21.

Nghiên cứu cho biết hơn 10% dân số thế giới đang phải sử dụng các thực phẩm được sản xuất từ nguồn nước chứa nhiều độc chất nguy hại. Ít nhất 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết hàng năm, bệnh tiêu chảy gây chết 2,2 triệu người mỗi năm do các nguyên nhân từ nước bẩn. 90% nước thải ở các nước đang phát triển không được xử lý, 80% ô nhiễm biển đều xuất phát từ  chất thải từ đất liền…

Giám đốc Chấp hành UNEP, Achim Steiner, nhấn mạnh những chương trình  phát triển nền kinh tế xanh có thể chuyển thách thức to lớn này thành cơ hội với nhiều lợi ích cho con người và môi trường. Bởi 1 USD đầu tư vào nước sạch và vệ sinh có thể đem lại từ 3 -34 USD  tuỳ theo khu vực và công nghệ được sử dụng.

Linh Đức