• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khẩn trương phòng chống bão số 11

(Chinhphu.vn) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 11, chiều 12/10, tại Hà Nội diễn ra cuộc họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương để bàn các biện pháp đối phó cơn bão.

12/10/2013 20:49

TP Đà Nẵng yêu cầu các tàu thuyền nhỏ phải được đưa lên bờ trước khi bão đổ bộ. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Đến 16 giờ ngày 12/10, Bộ đội Biên phòng các tỉnh và thành phố đã phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo và hướng dẫn cho khoảng 56.300 phương tiện biết diễn biến của bão số 11 để chủ động di chuyển vào nơi tránh trú an toàn.

Tại Đà Nẵng, trong cuộc họp khẩn chiều 12/10, Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Đà Nẵng nhận định khoảng đêm 14/10, bão sẽ vào bờ, đổ bộ trực tiếp vào khu vực TP Đà Nẵng. Bão có hướng đi ổn định, tốc độ càng tiến vào đất liền càng nhanh và mạnh thêm.

Phó Chủ  tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết yêu cầu các ngành và địa phương tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão. Bắt đầu từ ngày mai, sẽ huy động các xe đi thông báo cho nhân dân biết tình hình bão lũ tại các khu dân cư để tổ chức chằng chống nhà cửa, chú ý đề phòng bão kết hợp mưa lũ lớn, ngập sâu, lũ quét và sạt lở đất. Đặc biệt, các địa phương chủ động thông báo cho người dân ven biển, công nhân, sinh viên ... ở nhà tạm, nhà không kiên cố có biện pháp phòng chống cơn bão số 11. Bên cạnh đó, sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lụt bão và phương án sơ tán nhân dân của địa phương, nhất là vùng hạ du các hồ chứa. 

Hồi 19 giờ ngày 12/10, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương- Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có Công điện số 77 về cơn bão số 11 gửi Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa- Vũng Tàu. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Công an, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Công điện nêu rõ, cơn bão số 11 là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp, di chuyển nhanh về phía quần đảo Hoàng Sa và đất liền nước ta. Để chủ động đối phó với bão, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương- Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn  yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ tiếp tục triển khai nội dung công điện số 75 của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương tập trung vào một số nội dung sau:

1. Bằng mọi biện pháp, kiên quyết kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động ở khu vực nguy hiểm vào bờ và hướng dẫn tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn. Vùng nguy hiểm của bão số 11 trong 24 giờ tới được xác định từ Bắc vĩ tuyến 12 và Nam vĩ tuyến 20 (vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của bão);

2. Các tỉnh, thành phố Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục chỉ đạo việc vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn cho hạ du; kiểm tra phương án thông tin cảnh báo và phương án sơ tán nhân dân vùng hạ du trước khi xả lũ;

3. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ninh chỉ đạo rà soát và chuẩn bị phương án sơ tán dân ở các vùng có nguy cơ cao, tổ chức chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây;

4. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải chỉ đạo bố trí lực lượng ứng trực tại những khu vực bão, lũ để kịp thời xử lý đảm bảo an toàn giao thông, thông tin liên lạc;

5. Các địa phương, các Bộ, ngành duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu;

6. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên váo cáo về Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

Minh Khôi-Hồng Hạnh