• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiểm tra cơ sở bánh mì gây ngộ độc ở Lâm Đồng

(Chinhphu.vn) – Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế Lâm Đồng lấy mẫu bánh mì nghi ngờ để kiểm nghiệm xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

06/04/2014 09:20
Trước sự việc hàng chục người dân tại TP. Đà Lạt phải nhập viện cấp cứu do ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế Lâm Đồng thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh bánh mì.

Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai quyết liệt việc tổ chức giám sát, phát hiện sớm bệnh nhân, người có nguy cơ ngộ độc thực phẩm do bánh mì theo phản ánh; tổ chức cấp cứu, điều trị sớm, giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm do sử dụng bánh mì; thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh bánh mì, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ để kiểm nghiệm xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Đồng thời, Sở Y tế cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; giám sát, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ để kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh mì, kinh doanh dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố trên địa bàn.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn theo quy định.

Trước đó, từ ngày 2-4/4, gần 30 người dân khu vực Thái Phiên (Phường 12, TP. Đà Lạt) phải nhập viện trong tình trạng đau đầu, nôn ói, đau bụng dữ dội, tiêu chảy và sốt cao vì ngộ độc bánh mì. Các bệnh nhân này đều ăn bánh mì của một tiệm bánh ở khu vực trên.

Hiện, Trung tâm Y tế TP. Đà Lạt đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu thức ăn để kiểm nghiệm, làm rõ nguyên nhân gây ngộ độc tập thể.

Hiền Minh