• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục hoàn thiện chính sách người có công

(Chinhphu.vn) – Với mục tiêu góp phần cải thiện cơ bản đời sống người có công với cách mạng và đảm bảo tất cả các đối tượng được hưởng chính sách người có công sẽ được thụ hưởng đầy đủ, đúng người, đúng hoàn cảnh thì việc hoàn thiện xây dựng hành lang pháp lý để thực hiện là vô cùng quan trọng.

14/01/2015 18:45
Tại Hội nghị chuyên đề về chính sách ưu đãi người có công do Bộ LĐTBXH tổ chức ngày 14/1 tại TPHCM, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 1,2 triệu người hưởng các trợ cấp với kinh phí 36 nghìn tỷ đồng mỗi năm và gần 300 nghìn trường hợp nhiễm chất độc da cam cũng được hưởng chính sách nhiễm chất độc da cam từ 1/6/2013.

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, hiện hành lang pháp lý để thực hiện chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước ta đã tương đối đầy đủ nhưng trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc, khiến nhiều người chưa được hưởng các ưu đãi theo quy định. Do vậy, cần tìm cách tháo gỡ những khó khăn, bất cập để giải quyết tốt vấn đề này.

Cụ thể, theo ông Hoàng Công Thái, Cục trưởng Cục Người có công, hiện nay những vướng mắc tồn tại thường tập trung ở một số vấn đề như hồ sơ, thủ tục để xác nhận các trường hợp tham gia cách mạng từ năm 1945; các điều kiện để xác nhận liệt sỹ (chưa làm rõ thế nào là nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc phân biệt cụ thể các nhiệm vụ kinh tế-xã hội với các hoạt động khác); vấn đề giải quyết chế độ với vợ liệt sỹ tái giá, thờ cúng liệt sỹ (trong việc lập biên bản của gia đình, họ tộc); chưa có hướng dẫn với trường hợp thương binh vừa là bệnh binh hoặc thương binh vừa là người mất sức lao động…

Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện đã phát sinh các hiện tượng như sai chính sách, hưởng chưa đầy đủ chính sách (thiếu hoặc chưa đầy đủ và kịp thời), thậm chí cả vi phạm pháp luật.

Theo báo cáo của Thanh tra bộ LĐTBXH, trong năm 2014, đã thanh tra 12 tỉnh thành phố về chính sách người có công cho thấy, tỷ lệ sai sót khoảng 50-60% thường rơi vào giấy chứng nhận bị thương bị tẩy xóa, thêm bớt vào hồ sơ. Vì vậy, để xác định hồ sơ có chính xác hay không cần phải có sự can thiệp của cơ quan giám định Bộ Quốc phòng. Bên cạnh đó, sự di chuyển hồ sơ giữa các địa phương không chỉ dễ gây ra sai sót về mặt giấy tờ mà còn tạo khe hỡ cho những hành vi gian lận.

Chỉ trong năm 2014, qua kiểm tra 8.924 hồ sơ phát hiện 1.600 hồ sơ có sai sót và đã thu hồi gần 20 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước; đình chỉ trợ cấp 446 trường hợp; ban hành 2.909 quyết định xử phạt với số tiền xử phạt 13,17 tỷ đồng.

Đóng góp ý kiến tại Hội thảo, đại diện Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Tháp cho biết, tại địa phương đang tồn tại các trường hợp như người hoạt động kháng chiến mà không có huân huy chương, giấy xác nhận của đơn vị, bị nhiễm chất độc hóa học, đang rất khó khăn trong việc lập hồ sơ chứng minh để hưởng chế độ chất độc da cam; chế độ hưởng chính sách 1 lần cho các trường hợp tham gia kháng chiến, giá trị hưởng 150.000 đồng/năm kháng chiến/người (từ năm 1995) đã không còn phù hợp với tình hình giá cả thực tế.

Đại diện Sở LĐTBXH Đồng Nai cũng chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện một cách đúng, chính xác và công bằng cho những người có công tại địa phương như với bệnh binh nhiễm chất độc hóa học, chưa có hướng dẫn giám định y khoa, giám định hóa học một cách cụ thể nên rất khó khăn trong quá trình xác định hồ sơ; các tiêu chí cụ thể để xác định nhiễm chất độc hóa học.

Theo đó, cần có những thông tư hướng dẫn cụ thể từ Bộ Y tế về khám và xác định bệnh tật, dị dạng từ đó đưa ra quyết định hưởng chế độ ưu đãi. Bên cạnh đó, với những trường hợp chi trả 1 lần có thể cho phép địa phương được lấy nguồn ngân sách chi trả 1 lần cho các đối tượng khi đã có quyết định của Bộ LĐTBXH, sau đó quyết toán với Bộ (cho kịp thời).

Đặc biệt, để có thể thực hiện chính sách người có công một cách công bằng, cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra và giao trực tiếp cho Bộ LĐTBXH triển khai cùng với các cơ quan liên ngành. Đồng thời, các địa phương sẽ là đầu mối tích cực để phát hiện các hiện tượng sai sót, giả mạo trong quá trình thực hiện chính sách người có công.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết sẽ ghi nhận tất cả các ý kiến đóng góp về các vướng mắc, khó khăn để Bộ LĐTBXH điều chỉnh, hoàn thiện chính sách người có công tạo điều kiện cho các địa phương trong quá trình thực hiện.

Thanh Thủy