• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tin tưởng, bản lĩnh vượt qua COVID-19

(Chinhphu.vn) – “Với sự quan tâm, chăm sóc, tích cực điều trị của các y bác sĩ, tôi rất yên tâm, không có cảm giác lo lắng gì về bệnh của chính mình. Thậm chí, tôi còn dặn dò lại các bác sĩ cần có thời gian nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ hơn. Bây giờ, nếu có thể làm những gì giúp các bác sĩ, tôi đều sẵn sàng”.

24/05/2021 12:59
Đó là chia sẻ của bà Phạm Thị C, 61 tuổi, ở Văn Lâm, Hưng Yên, một trong những bệnh nhân COVID-19 đã được chữa khỏi. Đối với bà C. cũng như nhiều bệnh nhân khác, điều trị COVID-19 là một hành trình không bao giờ quên, trong đó sự ân cần, chu đáo, trách nhiệm của các y bác sĩ là điều họ trân trọng nhất.  
Bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Vượt qua lo lắng, sợ hãi

BN196 (huyện Thường Tín-Hà Nội) trước đó không bao giờ nghĩ có ngày mình mắc COVID-19. Mặc dù các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng thường xuyên thông tin về tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại Việt Nam nhưng với BN196 ngày ngày chỉ “quanh quẩn trong lũy tre làng” thì “con COVID-19” có vẻ rất xa vời.

BN196 mắc COVID-19 do lây từ chồng làm ở Công ty Trường Sinh liên quan tới ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai cách đây hơn 1 năm (tháng 3/2020). “Khi biết tin mình dương tính với SARS-CoV-2 tôi hết sức bất ngờ. Tôi thực sự rất sợ hãi và lo lắng nhưng không phải vì bị bệnh mà sợ sẽ khiến nhiều người khác phải cách ly, bị dư luận dè bỉu”, BN196 nói.

Khi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BN196 chỉ có biểu hiện sốt nhẹ khoảng 1 ngày. Sau đó, trong gần 3 tháng điều trị tới khi ra viện vào tháng 6/2020, sức khỏe của BN196 bình thường.

BN196 cho biết, trong 3 tháng điều trị bệnh, bản thân chị không còn bất kỳ cảm giác sợ hãi hay lo lắng về tình trạng của mình. Các bác sĩ và điều dưỡng luôn ân cần, chu đáo, phục vụ ngày 3 bữa ăn, thuốc uống rất đúng giờ. Nhiều bệnh nhân chọn thời gian rảnh trong các ngày điều trị để luyện tập thể thao, đọc sách, học online…

“Vào điều trị bệnh nhưng tôi có cảm giác như đi nghỉ dưỡng trong vòng 3 tháng. Chỉ có điều nhớ con, nhớ gia đình và muốn được về nhà”, BN196 chia sẻ.

BN196 cho biết thêm, khi ra viện từ tiền ăn, tiền thuốc, tiền giường đến viện phí điều trị đều được miễn phí. Các bác sĩ cũng dặn dò chi tiết những điều cần lưu ý khi về nhà, khuyên người thân trong gia đình và hàng xóm phòng bệnh như thế nào…

Giống như BN196, bệnh nhân N.T.T (công nhân, sinh năm 1986, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) khi biết tin mình dương tính với SARS-CoV-2 cũng cảm thấy hoang mang, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình cũng như những người chị tiếp xúc.

“Tôi lo lắm, nhất là lo hai con (một cháu học lớp 4, một cháu học lớp 1) khi mẹ đi cách ly chữa bệnh sẽ thiếu thốn sự chăm sóc và tình cảm. Lúc đó tôi còn chưa biết các con có bị lây từ mẹ hay không. Bản thân lại đang mang thai nên tâm lý cũng bị ảnh hưởng nhiều khi biết phải nằm viện điều trị dài ngày, chưa biết đến khi nào được ra”, bệnh nhân N.T.T nhớ lại.

Khi bệnh nhân điều trị được 5 ngày, lượng oxi và magie trong máu thấp lại đang mang thai nên được các bác sĩ ở Hải Dương chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để tiếp tục điều trị. Trong khi những bệnh nhân cùng phòng không có nhiều triệu chứng thì bệnh nhân N.T.T lại bị tức ngực, khó thở, mất mùi, mất vị… “Đây thực sự là một cảm giác ám ảnh, không bao giờ quên được”, chị T. chia sẻ.

Sau khi được dùng thuốc kháng sinh, truyền nước, uống ozerol… các triệu chứng giảm dần.

“Tôi cũng sợ các thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng nhưng nhờ có sự động viên, khích lệ của các y, bác sĩ và các bệnh nhân khác, tôi hiểu rằng chỉ có cố gắng điều trị, hợp tác cùng các bác sĩ thì hai mẹ con mới sớm được ra viện”, chi T. kể

Chiến thắng nỗi sợ hãi, lo lắng, chị T. đã vượt qua hơn 2 tháng điều trị trong bệnh viện. Cứ 2, 3 ngày các y, bác sĩ lại lấy mẫu xét nghiệm 1 lần. Mỗi lần như vậy là một lần chờ đợi, hồi hộp, vừa lo vừa hy vọng. Mỗi lần nghe đọc kết quả âm tính là mỗi lần chị nhẹ đi áp lực, gánh nặng tinh thần. Sau 3 lần xét nghiệm chị đều có kết quả âm tính, chi T. đã được trở về cùng với chồng, con, gia đình.

Tin tưởng vào đội ngũ y bác sĩ

Gia đình bệnh nhân Phạm Thị C, 61 tuổi, ở Văn Lâm, Hưng Yên có tới 4 người mắc COVID-19 vào cùng một thời điểm (bệnh nhân C và 3 người khác là BN161, BN162, BN163) đều liên quan đến ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai. 

4 người trong gia đình bệnh nhân C. được phát hiện bệnh vào cuối tháng 3/2020 và được điều trị khỏi bệnh, ra viện từ ngày 15/5/2020. Là những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu khi Việt Nam xuất hiện dịch COVID-19 nên nhận được thông tin dương tính với SARS-CoV-2,  các thành viên trong gia đình bệnh nhân C đều rất lo lắng, hoang mang.

“Khi mới chỉ là F1, được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tôi không còn cảm giác. Tôi thực sự sợ mắc bệnh, sợ bệnh nguy hiểm đến tính mạng”, bệnh nhân Phạm Thị C cho biết.

Bệnh nhân C nhớ lại, ngày 31/3/2020, sau hơn 1 ngày được đưa đến cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khi tinh thần vẫn trong trạng thái hoảng sợ và mòn mỏi chờ đợi kết quả xét nghiệm khả quan với bản thân, khoảng 9h tối, một bác sĩ nữ vào phòng rất nhẹ nhàng nói: “Bác C ơi, hôm nay có kết quả xét nghiệm của bác rồi, bác yên tâm nhé, mặc dù bác dương tính nhưng số lượng virus trong cơ thể bác không nhiều, nên bác cứ yên tâm, chúng cháu chỉ điều trị cho bác 2 tuần là khỏi”.

Những cử chỉ ân cần và lời giải thích nhẹ nhàng của nữ bác sĩ đã khiến bệnh nhân C bớt hẳn sự sợ hãi, mặc dù bản thân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nhưng bệnh nhân cũng cảm thấy thoải mái hơn và tin tưởng rằng, chắc chắn mình sẽ khỏi bệnh.

Cũng giống BN196, trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân C và 3 người trong gia đình đều rất yên tâm, không có cảm giác lo lắng gì về bệnh của chính mình. Thậm chí, “tôi còn dặn dò lại các bác sĩ cần có thời gian nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ hơn. Bây giờ, nếu có thể làm những gì giúp các bác sĩ, tôi đều sẵn sàng làm vì họ”, bệnh nhân C cho biết.

Thương các y bác sĩ, nhớ gia đình, người thân, làng xóm bao nhiêu thì bệnh nhân C lại càng tự dặn bản thân, cố gắng thực hiện thật tốt theo yêu cầu của các bác sĩ, của điều dưỡng trong suốt quá trình điều trị, ăn uống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tư tưởng vui vẻ, thoải mái.

Được ra viện, trở về cuộc sống hằng ngày, BN196 cũng như gia đình bệnh nhân C và nhiều bệnh nhân khác đều bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các y bác sĩ.  Họ là những chiến sĩ áo trắng dũng cảm và mưu trí, đã giành thắng lợi trong các cuộc chiến với dịch bệnh, giành lại sự sống cho hàng nghìn bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân mắc COVID-19.

Thiện Tâm – Hiền Minh