• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tôn vinh những bông hoa đẹp từ các bậc học

(Chinhphu.vn) - 160 nhà giáo tiêu biểu có nét riêng về chuyên môn, thời gian công tác, hoàn cảnh gia đình…, nhưng lại có điểm chung là lòng tận tụy với nghề, hết mực yêu thương học sinh và có nhiều sáng kiến, sáng tạo đóng góp cho ngành Giáo dục, cho đất nước.

19/11/2013 11:46
Lễ tôn vinh giáo viên tiêu biểu các bậc học giai đoạn 2008-2013, ngày 17/11. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà
Phát biểu tại buổi lễ tôn vinh các nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2008-2013, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: “Chính các thầy cô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, thiếu thốn, hết lòng vì học sinh thân yêu với tấm lòng tận tụy tâm huyết của một người thầy, người cha mẹ, đã sưởi ấm ngọn lửa ham mê học hỏi, khát khao kiến thức đã tiếp sức cho các em có thêm ý chí phấn đấu nỗ lực để thành tài, thành người”.

Bám trường, bám lớp, bám địa bàn

Đó là cô giáo người H’mông Vàng Thị Ghếnh, trường Mầm non xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai). Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, dạy trẻ 5 tuổi xa trung tâm, nơi có 100% hộ nghèo nhưng cô Vàng Thị Ghếnh đã khắc phục khó khăn, tìm mọi cách để vận động 100% trẻ đến lớp, duy trì sĩ số và giảng dạy đảm bảo chất lượng.

Thầy giáo Hoàng Văn Thể, giáo viên trường Mầm non Tân Đức (huyện Phú Bình, Thái Nguyên), đã vượt qua mọi khó khăn, dị nghị phân vân của phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và cả gia đình để vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một thầy giáo mầm non.

Ở bậc Tiểu học, THCS, nhiều thầy cô giáo vượt mọi khó khăn để bám trường, bám lớp, bám địa bàn ở các buôn bản, xóm ấp vùng biên giới, hải đảo, miền núi vùng sâu, vùng xa, bãi ngang ven biển, ven sông nơi cư dân ít ỏi là đồng bào dân tộc, hộ nghèo để duy trì sĩ số học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật hòa nhập với cộng đồng.

Tiêu biểu như cô giáo Nguyễn Thị Huê, trường Tiểu học Vĩnh Phúc (Kiên Giang) ở vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Với tinh thần thương yêu học sinh, bám trường, bám lớp, cô Nguyễn Thị Huê đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thầy giáo Thạch Sơn, trường tiểu học Hựu Thành B, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), vừa nuôi vợ bị bệnh tim và chạy thận nhân tạo, vừa thực hiện xuất sắc nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật và nuôi 3 con trai khôn lớn.

Trong khối THPT, nhiều thầy, cô giáo trẻ là tấm gương cho các em về tinh thần không ngừng học hỏi, thường xuyên nghiên cứu, trau dồi nghiệp vụ để giảng dạy, đào tạo nhiều học sinh giỏi như thầy Từ Hữu Sơn (1980), trường THPT chuyên Hà Tĩnh, có 1 học sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic toán quốc tế và 2 học sinh giỏi quốc gia.

Nhiều thầy, cô giáo ở các trường THPT dân tộc nội trú, bán trú, trường dự bị đại học dân tộc, trung tâm giáo dục thường xuyên đã nỗ lực phấn đấu về mọi mặt để thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng trong việc phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc ít người. Thực hiện giáo dục thường xuyên, tạo điều kiện cho mọi công dân có cơ hội được đi học tập suốt đời, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ở bậc đại học, nhiều nhà giáo đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lớp học miễn phí cho bệnh nhi ung thư tại Khoa nội, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, do cô giáo Kim Phấn mở từ năm 2009 đến nay. Ảnh: VGP/Đỗ Cường

Phần thưởng là sự trưởng thành của học sinh thân yêu

Đối với các thầy, cô giáo, phần thưởng lớn nhất là dìu dắt học sinh thành người, thành tài, nhìn thấy các em thành đạt, giỏi giang và cống hiến cho xã hội.

Riêng với cô Nguyễn Thị Tuyết Mai (Trưởng bộ môn Sử-Địa, trường THPT chuyên Bến Tre), một phần thưởng giá trị nữa với cô đó là truyền được cho các em học sinh lòng say mê, tình yêu với môn lịch sử, qua đó khơi gợi được tình yêu, lòng tự hào về quê hương đất nước. Và trong số các em học sinh, đã không ít em tiếp bước cô theo nghề giáo viên dạy sử.

Còn phần thưởng lớn nhất với một giáo viên mầm non vùng cao như cô Hoàng Thị Minh (Trường mầm non Xín Mần, Hà Giang) là các em đến trường đầy đủ, có cơm ăn no, có quần áo ấm để mặc mùa đông. Cô Minh tâm sự: “Đôi khi nhìn các con đói, rét mà không cầm được nước mắt, ngồi trong lớp học thấy các con run cầm cập mà thấy thương vô cùng".

Cuộc sống còn vô vàn khó khăn, dù sau 30 năm cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người, ước mong lớn nhất của thầy Thạch Sơn là mong các em khuyết tật có thêm nhiều cơ hội được học hành như những học sinh bình thường khác.

Chính các thầy cô, những người với tâm huyết, tấm lòng tận tụy vì học sinh, đã gìn giữ hình ảnh đẹp đẽ thiêng liêng người thầy và là một minh chứng mạnh mẽ về lòng yêu nghề bất chấp mọi khó khăn, thiếu thốn và cám dỗ.

Các thầy cô với sự gương mẫu trong lối sống, tinh thần học tập không ngừng, với sự hy sinh cao cả là tấm gương sáng, là bài học làm người xúc động nhất, thuyết phục nhất đối với chính các em học sinh.

Nguyệt Hà