• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giải đáp những vướng mắc gói tín dụng ngành xây dựng

(Chinhphu.vn) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang gặp khó khăn, gói tín dụng 50 nghìn tỷ đồng đang thu hút sự quan tâm của dư luận, trong đó có nhiều ý kiến băn khoăn về hiệu quả triển khai có làm “tan băng” thị trường hay lại khiến phát sinh những vấn đề mới?

17/04/2014 20:44
Ảnh:VGP/Toàn Thắng
Đây là những nội dung được được thảo luận tại “Hội nghị triển khai chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng ngành Xây dựng” do Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) tổ chức chiều 17/4 tại Hà Nội.

Tăng cung lo tăng tồn kho?

Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), một điểm nghẽn của thị trường BĐS hiện nay là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác trong chuỗi liên kết xây dựng. Sự thiếu tin tưởng này đã làm cho các giao dịch kinh tế của thị trường BĐS gặp khó khăn. Nợ xấu cho vay đối với lĩnh vực BĐS có xu hướng giảm vào cuối năm 2013, tuy nhiên vẫn ở mức cao.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham gia chuỗi liên kết 4 nhà cho biết, có một số dự án dở dang không đúng tiến độ do chỉ thiếu vài chục đến vài trăm tỷ đồng gây bức xúc cho xã hội.

Một số ý kiến băn khoăn cho rằng vấn đề của ngành BĐS hiện nay chính là lượng tồn kho lớn, liệu việc "bơm" tín dụng tăng nguồn cung cho thị trường có thể làm trầm trọng thêm căn bệnh này?

Giải đáp băn khoăn này, đại diện Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trần Nam phân tích: Số lượng giao dịch chính thức qua sàn giao dịch BĐS (không tính giao dịch mua bán trực tiếp của hộ cá thể) năm 2013 tăng mạnh qua từng quý. Ví dụ tại Hà Nội, quý I có 800 giao dịch, thì đến quý IV đã có 3.000 giao dịch, riêng quý I/2014 đã có 1.500 giao dịch. Đáng chú ý là những giao dịch mà người mua có nhu cầu thật, mua để ở chứ không phải đầu cơ như trước. Đặc biệt với những căn hộ dưới 150 m2, khoảng từ 70-100 m2, giá khoảng trên dưới 20 triệu đồng/m2 bán rất “chạy” và cũng không còn nhiều “hàng”. Như vậy, tồn kho nằm nhiều ở những căn hộ quá lớn, cao cấp, hoặc các dự án còn dở dang (hoàn thành dưới 70%), các dự án ở phân khúc trung bình, phù hợp với nhu cầu số đông khách hàng vẫn tiêu thụ tốt, vấn đề hàng tồn kho không quá lo ngại.

Lợi ích nhóm hay lợi ích chung?

Một số ý kiến băn khoăn về lợi ích nhóm, lo ngại xảy ra hiện tượng không công bằng trong cung cấp VLXD. Giải thích vấn đề này, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng: Chính việc tạo ra chuỗi liên kết, sàn giao dịch thông qua gói 50.000 tỷ đồng lại làm cho các giao dịch được minh bạch hơn, giám sát tín dụng theo quy trình chặt chẽ, vốn sử dụng đúng mục đích hơn, giá cả VLXD sẽ có giá hợp lý hơn. Hơn nữa, Tập đoàn Thiên Thanh hướng tới là nhà tổ chức cung ứng VLXD, chủ trì xây dựng Sàn kinh doanh VLXD nhằm kết nối các đối tượng có nhu cầu VLXD là các chủ đầu tư, nhà thầu với nhà sản xuất VLXD trên cả nước. Việc kinh doanh VLXD sẽ có nhiều nhà cung cấp và khách hàng sẽ lựa chọn đơn vị hợp lý.

TS Lê Xuân Nghĩa khẳng định, nếu thực hiện đúng thì gói tín dụng 50 nghìn tỷ sẽ có tác động tích cực đến thị trường BĐS, qua đó, các dự án dở dang (một nguyên nhân của tồn kho) có thể được bơm vốn để hoàn thành, trong bối cảnh nhu cầu nhà để ở khá lớn như hiện nay sẽ giúp tăng tính thanh khoản thị trường BĐS, góp phần giải quyết nợ xấu.

TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chương trình tín dụng  50.000 tỷ đồng đã thiết kế một cơ chế hợp lý để nối kết hai khâu hàng hóa và tiền tệ, khai thông những điểm huyết mạch của hàng hóa và tiền tệ, và cuối cùng kiểm soát được dòng tiền và giúp hoàn thành các sản phẩm BĐS cũng như giúp tiêu thụ những sản phẩm này qua những chương trình tín dụng của các ngân hàng tham gia chương trình.

Có cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đực cho rằng, các doanh nghiệp sẽ được tiếp sức tăng nguồn cung căn hộ giá trung bình cho thị trường, giúp người dân sớm tiếp cận  được nhà ở phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Do đó, việc triển khai tín dụng theo chuỗi liên kết đảm bảo tiền được đưa đến đúng địa chỉ là đơn vị thi công, cung ứng VLXD, không vướng phải trường hợp tiền chuyển qua DN BĐS bị sử dụng sai mục đích như trước đây. Nếu được sử dụng đúng cách thì đây được xem là một "cú hích" có thể phá băng thị trường BĐS, khôi phục niềm tin cho thị trường vốn đã bị giảm sút nhiều trong thời gian qua.

Thí điểm thành công sẽ được Luật hóa

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), cho rằng để củng cố lòng tin giữa các thành viên tham gia chuỗi liên kết trong lĩnh vực xây dựng, BĐS, các ngân hàng thương mại đóng vị trí quan trọng nhằm giám sát quá trình vận động dòng tiền trong chuỗi liên kết, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đối tượng, NHNN đang chủ trương nghiên cứu đẩy mạnh việc cho vay theo chuỗi liên kết 4 nhà. Việc thực hiện cho vay theo chuỗi liên kết thực tế cũng đã được ngân hàng BIDV triển khai nhưng vẫn mang tính chất riêng lẻ, còn gói tín dụng lần này được thực hiện bởi nhiều ngân hàng.

Ông Phan Thành Mai, Tổng Giám đốc Ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB), cho biết chương trình sẽ hiện thực hóa và vận hành thông suốt chuỗi liên kết xây dựng 4 nhà, xây dựng “Sàn kinh doanh VLXD” chuyên nghiệp nhằm tối ưu hóa và mang lại hiệu quả cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường xây dựng, an toàn tín dụng cho các ngân hàng liên minh cấp vốn, khơi thông hàng hóa VLXD thông qua các hình thức trả chậm và đối trừ, giảm lưu thông tiền mặt góp phần giảm lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng mới khi còn có các khoản vay cũ…

Điểm ưu việt của chương trình là tất cả các bên tham gia (Chủ đầu tư-Nhà thầu-Nhà tổ chức cung ứng sản xuất VLXD-Ngân hàng) cùng ký kết trên 1 hợp đồng. Không chỉ một mà sẽ có nhiều ngân hàng thương mại cùng tham gia tài trợ các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi. Đáng chú ý, ông Phan Thành Mai cho biết: Nhà sản xuất được vay không nhất thiết cần tài sản đảm bảo, chỉ cần đối ứng bằng VLXD cung ứng cho công trình, phương thức trả chậm, các ngân hàng chủ động tiếp cận DN, các DN có khoản nợ ở các ngân hàng khác được khoanh nợ và tiếp tục cho vay theo mục đích mới của chuỗi 4 nhà. Trong chuỗi liên kết, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) hướng đến là ngân hàng tổ chức người bán, kết nối cùng các ngân hàng cung cấp nguồn vốn cho các DN.

Ông Phan Thành Mai cho hay, trong chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng cho vay thương mại và sản xuất, VNCB dự kiến cung ứng khoảng 10 nghìn tỷ đồng tín dụng ngắn hạn cho VLXD và được quay vòng trong năm 2014, đặc biệt hình thức cấp tín dụng là bằng hàng hóa VLXD với các phương thức bảo lãnh. Qua đó, hàng hóa là VLXD sẽ được trả chậm đến tận chân các dự án, các công trình xây dựng. Với cấu trúc chuỗi liên kết khép kín 4 nhà này, VNCB cũng sẽ giới thiệu các sản phẩm dịch vụ và tín dụng cho mua, xây, sửa nhà với hình thức vay trả chậm đến 15 năm với nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và các dịch vụ.

Ông Nguyễn Viết Mạnh khẳng định, NHNN sẽ đóng vai trò định hướng khuyến khích yêu cầu các ngân hàng thực hiện đúng cam kết. Trong trường hợp cho vay chuỗi liên kết vận hành tốt, có lợi cho thị trường có thể luật hóa (thay vì tự nguyện như hiện nay).

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết: Hiện nay đã có 8 ngân hàng đã đăng ký với Vụ Tín dụng NHNN tham gia chương trình liên kết 4 nhà là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AgriBank), NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),  NH TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHBank), Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng SHBank, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Mỗi ngân hàng nói trên có quyền xây dựng một chuỗi các ngân hàng hợp tác riêng của mình.

Huy Thắng