• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy tài chính vi mô ở Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Ngày 12/12, NHNN phối hợp với Nhóm công tác tài chính vi mô tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tài chính vi mô trong phát triển tài chính toàn diện”.

12/12/2018 12:00
Đây là dịp tốt để để cùng chia sẻ quan điểm, kiến ​​thức và kinh nghiệm phát triển vực tài chính vi mô với mục tiêu hướng tới tài chính toàn diện, trong đó hoạt động tài chính vi mô đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò là một trong những trụ cột quan trọng.

Theo NHNN , thế giới đang đứng trước 3 thách thức lớn, đó là: nghèo đói, bất bình đẳng và di cư. Dịch vụ tài chính (bao gồm các dịch vụ như tiết kiệm, bảo hiểm, chuyển tiền, thanh toán và tín dụng) là nền tảng quan trọng để giải quyết những vần đề mang tính toàn cầu này, và là tiền đề hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, công bằng và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt là các đối tượng yếu thế.

Những đối tượng này bao gồm những người nghèo và người có thu nhập thấp thường khó có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức do một số rào cản về năng lực, hiểu biết tài chính và khả năng tiếp cận, ví dụ như như việc thiếu tài sản thế chấp khi tiếp cận với dịch vụ tín dụng chính thức.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Toạ đàm. Ảnh:VGP/Huy Thắng.

Với mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô (TCVM) an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định 2195).

Gần 3 thập kỷ qua, hoạt động TCVM không ngừng đổi mới, phát triển cả về quy mô, sự đa dạng, đã góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của đất nước, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống 9,6% vào năm 2012 và năm 2013 là khoảng 7,6% - 7,8%, đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 6,7%, an sinh xã hội được cải thiện, thu nhập hộ gia đình được nâng cao, tạo dựng tài sản, cải thiện sức khỏe, giáo dục, nâng cao vai trò, vị thế của người thu nhập thấp trong gia đình và xã hội mặc dù nguồn vốn cho vay TCVM còn rất hạn chế.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, tài chính vi mô khi đó ra đời nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế cho nhóm khách hàng nghèo, giúp họ có cơ hội phát triển, cải thiện cuộc sống, thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo. Bên cạnh mục tiêu tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận trực tiếp với các dịch vụ tài chính và phi tài chính, các tổ chức tài chính vi mô còn hướng tới mục tiêu là giúp khách hàng có đủ năng lực tiếp cận bền vững với dịch vụ tài chính chính thức. Do đó, tài chính vi mô được coi là công cụ phát triển của người nghèo, chứ không chỉ là dịch vụ tài chính đơn thuần.

Tài chính vi mô và tài chính toàn diện đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng lực, tiếp cận tài chính và phát triển các chính sách bảo vệ khách hàng, qua đó cải thiện điều kiện sống và loại bỏ những hạn chế mà hộ gia đình nghèo đang phải đối mặt.

NHNN đang tiếp tục phối hợp với Nhóm công tác tài chính vi mô trao đổi, thảo luận hoàn thiện chính sách, khung pháp lý trong lĩnh vực này.

“Chính phủ nói chung và NHNN nói riêng đặc biệt quan tâm đến hoạt động và sự phát triển của tài chính vi mô. Điều này thể hiện thông qua việc Chính phủ đã phê duyệt đề án của NHNN về “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020”, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định.

Tại toạ đàm, các bên liên quan như đại diện các tổ chức tài chính vi mô, các chuyên gia, nhà quản lý đã trao đổi, cập nhật hoạt động Tài chính vi mô nhằm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện trong thời gian gian tới.
Mặt khác cũng chỉ ra những vấn đề cần quan tâm cải thiện để các TCTCVM chính thức có thể mở rộng đối tượng phục vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu người nghèo, đặc biệt tại phân khúc thị trường nông thôn, thông qua kênh phân phối dịch vụ tài chính phù hợp nhất.

Trao giải tôn vinh các doanh nhân vi mô tiêu biểu.Ảnh:VGP/Huy Thắng.

Cũng trong sự kiện này, NHNN cùng với Nhóm tổ chức Lễ trao giải Doanh nhân vi mô Citi – Việt Nam (CMA) năm 2018.

Huy Thắng