• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Những người phụ nữ Vàng của ngành Y

(Chinhphu.vn) – Họ là những nữ thầy thuốc vượt khó, tận tâm với nghề, hết lòng vì công việc, thậm chí nhiều người còn phải hy sinh cả hạnh phúc riêng để đóng góp trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

18/10/2013 13:06

Trả lại cuộc sống bình thường cho bệnh nhân là phần thưởng lớn nhất

Việc bệnh nhân tâm thần trèo tường, dỡ ngói chui lên mái nhà, hoặc lợi dụng sơ hở của nhân viên để chạy trốn khỏi bệnh viện là “chuyện thường... ngày ở huyện”. Trường hợp bệnh nhân tấn công nhân viên y tế cũng không phải là chuyện “xưa nay hiếm”. Có lần, bệnh nhân chạy trốn bị nhân viên phát hiện đuổi theo rồi nhảy xuống sông và nhân viên y tế cũng phải nhảy theo để kéo lên. Đó là những câu chuyện nghề được Bác sĩ Lê Thị Tố Uyên, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Chính phủ.

Chị Uyên cho biết: “Nói đến bệnh nhân tâm thần thì ai cũng sợ vì người bệnh không kiểm soát được hành vi của mình. Khi lên cơn, bệnh nhân có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh và cho chính bản thân họ.

Thế nhưng, ngoài việc điều trị, nhân viên y tế còn phải chăm sóc bệnh nhân như người thân. Có tới 80% bệnh nhân là do gia đình gửi lại để bệnh viện điều trị, chăm sóc, cho ăn uống, tắm giặt, vệ sinh đầu tóc, cắt móng chân, móng tay. Nhân viên y tế cũng thường phải thức trắng đêm trông nom, không để bệnh nhân trốn viện.

Những hành vi kích động, tư duy lệch lạc, rối loạn cảm xúc của bệnh nhân là do bệnh lý, rối loạn về hoạt động chức năng tâm thần gây nên. Bản thân người bệnh không ý thức được. Họ cũng luôn khao khát được sống, được đối xử như bao người bình thường khác. “Trả lại cuộc sống bình thường cho người bệnh, vừa là bổn phận, vừa là phần thưởng lớn nhất đối với chúng tôi”, chị Uyên nói.

"Cống hiến với tôi là một từ quá lớn"

Thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm HIV, lây viêm gan B, C, lao và nhiều bệnh khác… là những công việc mà TS.BS Phạm Thị Thanh Thủy, Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai thực hiện mỗi ngày.

Đặc biệt, mỗi khi xảy ra dịch lớn, bệnh nhân rất đông, bệnh viện quá tải; đa số bệnh nhân cấp cứu có tình trạng bệnh diễn biến nhanh, đòi hỏi phải điều trị tích cực; nhiều bệnh nhân nghèo không đủ tiền điều trị, cần hỗ trợ... tất cả tạo nên những sức ép lớn đối với Bệnh viện.

Trong cuộc đời làm thầy thuốc, dù góp phần cứu sống hàng ngàn bệnh nhân, nhưng chị Thủy không thể quên trường hợp một người phụ nữ trẻ bị lây HIV từ chồng. Sau khi người chồng qua đời, người phụ nữ này rơi vào trạng thái sợ hãi, giấu bệnh và không điều trị cho đến khi ốm nặng, chỉ còn da bọc xương mới tới bệnh viện. Chị Thủy cùng các đồng nghiệp dồn sức cứu chữa, điều trị, động viên, giúp bệnh nhân dần hồi phục sức khỏe, ổn định tâm lý và ra viện.

Một thời gian sau, chính người phụ nữ này tìm tới gặp chị trong giờ làm việc và rạng rỡ khoe lên được gần 8 kg và sắp đi làm trở lại. "Chứng kiến niềm vui của người bệnh, chúng tôi rất hạnh phúc", chị Thủy nói vậy .

Khi được hỏi về những cống hiến cho ngành Y, chị giản dị đáp: “Nếu nói về những cống hiến cho ngành thì đối với tôi là một từ quá lớn. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm của một người thầy thuốc trước người bệnh”.

Phần thưởng cao quý

Bác sĩ Nguyễn Thị Dịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Quỳ Châu (Nghệ An) cũng là một nữ bác sĩ kiên cường trong công tác y tế với kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc.

Được biết Quỳ Châu là một huyện nghèo của tỉnh Nghệ An với đặc điểm có hai dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện là dân tộc Thái (chiếm 80% dân số toàn huyện) và dân tộc Kinh. Chị Dịnh chia sẻ: “Tỉ lệ hộ nghèo của toàn huyện chiếm 50,6%, hộ cận nghèo chiếm 16,6%, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, người dân tộc thiểu số không xây nhà vệ sinh, thả trâu bò dưới gầm nhà nên việc vệ sinh môi trường là khó khăn nhất. Môi trường không sạch thì người dân còn mắc nhiều bệnh”.

Những năm 1990, bác sĩ Dịnh làm Đội trưởng đội Kế hoạch hóa gia đình, đi xuống từng thôn, bản vận động phụ nữ dân tộc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đến nay, công tác quản lý thai sản trên địa bàn đã đạt hiệu quả rõ rệt. 15 năm trở lại đây, toàn huyện Quỳ Châu không có tai biến sản khoa, phụ nữ người dân tộc thiểu số đã biết đến khám thai và sinh con tại trạm y tế.

Chị Dịnh kể lại kỉ niệm trong chuyến công tác năm 2000 về 3 xã nghèo của huyện để khám bệnh cho đồng bào dân tộc. Ở xã đầu tiên, đồng bào đến rất đông, các bác sĩ không kịp nghỉ tay ăn trưa để khám cho mọi người. Làm việc đến chiều mới xong việc, đoàn lại lập tức di chuyển sang xã khác mà không kịp ăn bữa cơm do xã mời.

Bụng đói, đường trơn, cả đoàn đi bộ hơn 10 km đường rừng với lỉnh kỉnh hành lý, thuốc men, dụng cụ y tế trên vai. Đến nơi nhìn thấy hàng trăm người dân đang đứng đợi sẵn, cả đoàn không ai kìm được nước mắt. Sự tin tưởng của đồng bào chính là phần thưởng quý giá động viên các y, bác sỹ lúc đó.

“Ở trạm 5, 10 năm nữa cũng không sao”

Ở độ tuổi 30, bác sĩ Rơ Chăm Ly Va công tác tại Trạm Y tế khu vực xã Ia Tul (huyện Ia Pa, Gia Lai) đã chiếm được tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây nhờ lòng yêu nghề và sự tận tâm với công việc.

Ngày đầu nhận việc, trước một loạt thử thách không chỉ với nữ bác sĩ mới vào nghề (là bác sĩ duy nhất ở Trạm, chưa nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp, đồng bào) mà còn với cả Trạm (cơ sở vật chất sơ sài, thiếu thốn, đội ngũ cán bộ chỉ vẻn vẹn 1 y sĩ, 2 điều dưỡng và 1 nữ hộ sinh), Ly Va không nản lòng.

Bác sỹ Ly Va nhớ lại trường hợp cứu sống bệnh nhân bị sốt rét khi mới nhận công tác được 1 tháng.

Hôm ấy, vào lúc 3 giờ sáng của phiên trực, bệnh nhân được đưa đến Trạm trong tình trạng sốt cao, trụy tim mạch. Để cứu bệnh nhân, chị quyết định truyền chai Paracetamol 500ml cuối cùng của Trạm, rồi dành cả suất ăn của mình cho người bệnh. Từ những hy sinh âm thầm đó, dần dần chị được đồng bào yêu quý và tin tưởng. “Có người nhà bệnh nhân mang cho chúng tôi vài con cá nướng. Chỉ thế thôi nhưng chúng tôi thấy rất vui rồi”, chị vui vẻ kể.

Đi làm xa (cách nhà hơn 100km), chồng chị cũng là bác sĩ quân y ở Bệnh viện 211 (TP. Gia Lai) và cũng thường xuyên phải đi trực, nên “hai vợ chồng chỉ mong có một ngày trọn vẹn để đưa con gái đi chơi nhưng chưa lần nào thực hiện được”. Hy sinh tình cảm gia đình cho công việc là vậy, nhưng bác sĩ Ly Va vẫn kiên định: “Mình là người Nhà nước nên đã xác  định ở Trạm này thêm 5, 10 năm nữa cũng không sao...”.

Thúy Hà - Phan Trang