• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các tỉnh miền Trung tăng tốc truy vết, tầm soát COVID-19 diện rộng

(Chinhphu.vn)- Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục đẩy nhanh tốc độ truy vết, điều tra dịch tễ các trường hợp liên quan đến ca bệnh. Đồng thời nâng cao các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương.

11/05/2021 09:52
Đà Nẵng: Tăng tốc truy vết

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống COVID-19 TP. Đà Nẵng vào chiều 10/5, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, cả hệ thống chính trị Thành phố đang vào cuộc với quyết tâm cao để phòng, chống dịch COVID-19 và bước đầu đã cho những kết quả khả quan. Ông Nguyễn Văn Quảng khẳng định, hoàn toàn không có chuyện cách ly, phong tỏa toàn thành phố như tin đồn.

Các lực lượng y tế khẩn trương truy vết trường hợp liên quan đến ca nghi mắc COVID-19 tại phường Nại Hiên Đông, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Thế Phong

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng, công tác giám sát, điều tra dịch tễ là hết sức quan trọng. Đặc biệt, việc khai thác thông tin nhanh chóng, kịp thời, kỹ lưỡng có vai trò quyết định đến hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị các đơn vị, địa phương thực hiện điều tra dịch tễ kỹ càng, nhanh nhất, sớm nhất có thể để có được bản thông tin đi lại, tiếp xúc của bệnh nhân, từ đó áp dụng các biện pháp y tế phù hợp đối với những trường hợp liên quan.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Thành phố Lê Trung Chinh cho biết, tại Đà Nẵng các trường hợp F1 trở thành F0 đang tiếp tục tăng, gây áp lực cho các địa phương trong việc thực hiện biện pháp cách ly y tế tập trung. Ông Lê Trung Chính đề nghị các địa phương bố trí lực lượng, có phương án cụ thể, rõ ràng, bảo đảm cách ly y tế đối với các F1 an toàn, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

Bên cạnh đó, chủ động tổ chức, rà soát kỹ lưỡng các F1, F2, mạnh dạn đề xuất thành phố các biện pháp cách ly, xét nghiệm cần thiết đối với những trường hợp có nguy cơ nhưng chưa nhận định được là F1 hay F2, F3.

Tính từ ngày 3/5 đến chiều 10/5, Đà Nẵng ghi nhận 53 ca mắc COVID-19. Hiện nay, việc truy vết các ca F1 được các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện với tinh thần chủ động, quyết liệt, thần tốc, không để sót đối tượng.

Thừa Thiên-Huế: Tầm soát diện rộng

Chiều 10/5, tại cuộc họp đánh giá tình hình dịch và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đây là lần đầu tiên Thừa Thiên-Huế đối phó với việc trên địa bàn xuất hiện trường hợp F0 trong cộng đồng; là lúc để thử thách bộ máy chính quyền các cấp, thử thách công tác chỉ đạo điều hành cũng như phát huy trách nhiệm người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu từng cấp, từng ngành phải chủ động có phương án, kịch bản và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống; tất các các địa phương phải sẵn sàng kịch bản cao nhất trong trường hợp phải giãn cách xã hội toàn tỉnh. Chuẩn bị phương án cán bộ công chức viên chức phải giải quyết công việc tại nhà trên môi trường mạng khi giãn cách xã hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế kiểm tra công tác khoanh vùng, các ly xã Phong Hiền, huyện Phong Điền.  Ảnh: Cổng TTĐT Thừa Thiên Huế

Ông Phan Ngọc Thọ yêu cầu phải tập trung lực lượng để truy vết, lấy mẫu nhanh chóng, hiệu quả; nâng cao mức độ giám sát công dân từ các địa phương trở về, hạn chế công dân từ vùng dịch đến/trở về địa phương. Đảm bảo hậu cần, an toàn đối với lực lượng tham gia phòng chống dịch tại các chốt kiểm tra liên ngành. Đẩy mạnh cài đặt phần mềm quản lý lưu trú tại các khách sạn, cơ sở lưu trú để quản lý người đến địa phương. Tăng cường kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý chủ trương tầm soát diện rộng, công tác lấy mẫu phải nhanh và chất lượng, yêu cầu CDC tỉnh đảm bảo sẵn sàng có 4.000 Kit test xét nghiệm COVID-19 và Bệnh viện Trung ương Huế đảm bảo sẵn sàng có 10.000 Kit test xét nghiệm COVID-19.

Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đề nghị tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ đạo, điều hành quản lý của chính quyền và huy động sự tham gia của nhân dân, cả hệ thống chính trị vào cuộc; yêu cầu đảng viên, cán bộ công chức, viên chức phải đi đầu, gương mẫu, chấp hành tốt các biện pháp phòng dịch.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị tùy theo tình hình dịch, mỗi địa phương triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên nguyên tắc vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch vừa đảm bảo kế hoạch bầu cử. Đẩy mạnh sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương bằng nhiều kênh khác nhau để cử tri tiếp cận được với ứng viên, tăng cường hoạt động tiếp xúc cử tri bằng hình thức trực tuyến.

Hiện tại, tỉnh có 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Tất cả 3 bệnh nhân này đều liên quan đến điểm dịch là cơ sở thẩm mỹ viện Amida (222 Phan Chu Trinh, Đà Nẵng). Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị tại BV Trung ương Huế cơ sở 2.  Ngành y tế đã xác định 346 trường hợp F1, 2.358 F2, 4.173 F3. Tất cả đều được giám sát, cách ly, truy vết theo quy định phòng, chống dịch bệnh.

Quảng Nam: Lập thêm chốt kiểm soát 

Trong những ngày qua, lực lượng chức năng tại Quảng Nam tăng tốc truy vết các trường hợp liên quan đến các ca bệnh ghi nhận tại Đà Nẵng có lịch trình di chuyển đến Quảng Nam, về Quảng Nam. Trong đợt dịch này, ngành y tế tỉnh đã thực hiện 1.447 mẫu xét nghiệm, trong đó xác định 3 ca mắc COVID-19. Cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung 576 người.

Để dịch bệnh không lây lan ra diện rộng trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam đề nghị toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân thực hiện khai báo dịch tễ trung thực, kịp thời, đảm bảo công tác điều tra truy vết được nhanh chóng.

“Các đơn vị, cơ quan, tổ chức, địa phương nào có người khai báo dịch tễ chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì thủ trưởng đơn vị, cơ quan, tổ chức, Chủ tịch UBND địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh”, văn bản nêu rõ.

Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu thị xã Điện Bàn, địa phương giáp ranh với Đà Nẵng, nâng mức cảnh báo chống dịch ở mức cao nhất và sẵn sàng phương án ứng phó trong mọi tình huống.

Ban Quản lý khu Kinh tế mở Chu Lai phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, tuân thủ đeo khẩu trang. Đối với công nhân, người lao động ở Đà Nẵng đi về trong ngày, BQL khu công nghiệp, các doanh nghiệp phải đăng ký danh sách và cấp thẻ để đi qua các chốt kiểm soát phòng, chống dịch và doanh nghiệp, công nhân lao động phải chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh theo quy định.

Ngoài các chốt kiểm soát phòng, chống, dịch bệnh COVID-19 thành lập theo quyết định ngày 9/5 của tỉnh, thị xã Điện Bàn cần thành lập thêm các chốt kiểm soát phòng, chống dịch ở vùng giáp ranh, đường ngang, lối mở để kiểm soát y tế tất cả người và phương tiện đi vào địa bàn, nhất là người đến và về từ TP. Đà Nẵng.

Thế Phong