• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đồng Nai ưu tiên đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19

(Chinhphu.vn) - Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là chiến dịch triển khai trong thời gian ngắn, vì vậy lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu, nếu cần thiết thì tạm ngưng một số hoạt động khác để tập trung thực hiện nhiệm vụ tiêm vaccine cho người dân.

04/08/2021 10:41

Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, tính đến nay, toàn tỉnh đã tiêm hơn 77.000 liều vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, số liệu cập nhật trên hệ thống tiêm chủng toàn quốc mới đạt hơn 51.000 liều vaccine.

Tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 4 với tổng số hơn 311.000 liều. Mới đây, Bộ Y tế đã phân bổ vaccine đợt 5 cho tỉnh với số lượng 157.000 liều.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tỉnh chiều 3/8, các Sở, ngành liên quan cho biết, khó khăn lớn nhất trong công tác tiêm chủng vaccine hiện nay là thiếu nhân lực tham gia công tác tiêm chủng; việc cập nhật thông tin tiêm chủng lên hệ thống chưa suôn sẻ; công tác lập danh sách tiêm vaccine của các đơn vị còn chậm…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng, Trưởng ban Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Y tế khẩn trương hoàn thiện kế hoạch chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn.

Sở TT&TT chỉ đạo các cơ quan truyền thông trong tỉnh tăng cường  tuyên truyền để người dân biết và cài đặt app Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh để cập nhật thông tin về tiêm chủng vaccine và các thông tin liên quan. Giao Viettel Đồng Nai hỗ trợ máy móc để triển khai thí điểm hỗ trợ người dân cài đặt app Sổ sức khỏe điện tử tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền để người dân nắm được thông tin các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng nhấn mạnh, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là chiến dịch triển khai trong thời gian ngắn nên nếu cần thiết thì tạm ngưng một số hoạt động khác để tập trung thực hiện nhiệm vụ tiêm vaccine cho người dân. Riêng đối tượng giáo viên, triển khai tiêm 100% trong đợt này. Các sở, ngành, địa phương cần thống kê số lượng nhân lực cần thiết để có kế hoạch huy động các lực lượng khác tham gia hỗ trợ công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn, để sớm đạt được độ bao phủ tiêm vaccine.

Sáng 4/8, Sở Y tế Đồng Nai cho biết, tỉnh vừa ghi nhận thêm 292 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong đợt thứ 4 lên 5.791 ca, cộng dồn 5.823 ca và TP.Biên Hòa là địa phương nhiều nhất với 2.734 ca, Nhơn Trạch 976 ca, Vĩnh Cửu 887 ca...

Việc tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca dương tính mới tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh còn đang hoạt động làm tăng nguy cơ bùng phát các ổ dịch lớn. Qua kiểm tra của các lực lượng chức năng, các doanh nghiệp này đều không thực hiện đúng các quy định và yêu cầu về đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Nếu các địa phương không tập trung kiểm tra và chấn chỉnh, kiểm soát các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thì nguy cơ sẽ có các ổ dịch mới và lớn tại địa phương, kéo theo đó là sự lây lan vào các khu nhà trọ công nhân và cộng đồng.

Ngoài những ổ dịch cũ tại các địa phương đang thực hiện phong tỏa, đã ghi nhận các ca dương tính mới trong những người mới về từ TPHCM.

Ngành y tế đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt và giao trách nhiệm cho UBND các huyện, thành phố tập trung kiểm tra xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Tổ chức xét nghiệm tầm soát ở tất cả các cơ sở này nhằm phát hiện sớm ca dương tính, ổ dịch mới. Tiếp tục xét nghiệm diện rộng tại các ổ dịch cũ trên địa bàn các xã, phường đã phong tỏa tại TP. Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu; chú ý kiểm soát và phát hiện, quản lý người mới về từ TPHCM, tỉnh Bình Dương và các địa phương đang có dịch khác.