• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sơ kết Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) tại Quảng Nam, Quảng Ngãi

(Chinhphu.vn) - Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) góp phần giúp Quảng Nam, Quảng Ngãi có những đột phá phát triển kinh tế trong thời gian qua.

17/04/2014 15:27
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi

Đây nhận định được thống nhất trong buổi làm việc giữa lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Nam, Quảng Ngãi về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực tế khách quan, đặc thù ở hai địa phương cho thấy, vai trò điều tiết, sự giúp sức của Nhà nước về kinh tế thị trường là rất quan trọng, bởi thị trường khu vực này sức mua yếu, rủi ro cao, việc thu hút đầu tư còn thấp.

Qua 5 năm (2008-2013) thực hiện Nghị quyết, cơ cấu kinh tế của Quảng Ngãi chuyển dịch theo hướng tích cực; GDP bình quân đầu người tăng từ 608 USD năm 2008 lên 2.058 USD năm 2013 (gấp 3,4 lần so với năm 2008).

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2013 đạt 30.563 tỷ đồng, gấp 19,4 lần so với năm 2008 (năm 2008 đạt 1.577 tỷ đồng). Trong đó thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất năm 2013 đạt trên 24.210 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2008-2013 khoảng 92.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh khoảng 13.267 tỷ đồng.

Đối với Quảng Nam, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2008-2013 là 11,86% (theo giá so sánh năm 2010); tổng kim ngạch xuất khẩu thực hiện hơn 2,2 tỷ USD, tăng bình quân hằng năm 20%; khách du lịch lưu trú tăng nhanh, từ 779.000 lượt năm 2008 lên 1,12 triệu lượt năm 2013 (tăng hằng năm 7,5%), doanh thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân 21%/năm, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.

Tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh Quảng Nam có 4.250 doanh nghiệp trong nước đang hoạt động với tổng vốn điều lệ 26.000 tỷ đồng; 94 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp 70% giá trị xuất khẩu. Các loại thị trường được thiết lập, công tác quản lý Nhà nước được đổi mới, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ (tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội hơn 69.200 tỷ đồng). Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho rằng trong điều kiện khó khăn, nhưng quy mô phát triển kinh tế của Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng đã lớn hơn, tăng trưởng kinh tế tốt, chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo.

Tới đây cần xem xét xây dựng được thể chế cho một số ngành, một số vùng làm sao để địa phương có thể chủ động, năng động, sáng tạo.

Thanh Liêm