• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gian nan bài toán giống cây trồng

(Chinhphu.vn) - Số lượng giống cây trồng được công nhận hằng năm tại Việt Nam khá nhiều, song số giống tồn tại trong sản xuất quy mô lớn lại rất ít. Các loại giống được sử dụng canh tác có quy mô diện tích từ 50.000 ha trở lên chủ yếu sử dụng giống của 5-10 năm trước, đặc biệt là các giống rau, điều, hồ tiêu, đậu tương.

03/12/2013 15:20
Ảnh minh họa
Thiếu và yếu

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), từ năm 2011-2012, VAAS đã nghiên cứu, lai tạo và được Bộ NNPTNT công nhận 161 giống cây trồng (chủ yếu là giống lúa), 162 quy trình công nghệ. Tuy nhiên, các thành tựu nghiên cứu giống cây trồng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả.

Không chỉ thiếu về nguồn cung, hiện tượng thoái hóa giống cây trồng, nhất là những giống tốt, có thương hiệu cũng đang gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như thoái hóa giống cà phê ở Tây Nguyên, giống lúa ở các tỉnh phía Bắc… 

Nguyên nhân của tình trạng này là do khâu quy hoạch sản xuất còn yếu kém, người dân gieo trồng nhiều loại cây trên một cánh đồng dẫn đến sự lai tạp, giao phấn chéo. Đặc biệt, 80% nguyên nhân khiến cho giống bị thoái hóa ở nước ta là do yếu tố cơ giới, tức là điều kiện thu hoạch, phơi sấy, bảo quản… không đảm bảo.

Bên cạnh đó, cơ cấu sản xuất giống tại nhiều địa phương đang “ôm đồm” nhiều loại giống khác nhau, chưa có nhóm giống chủ lực cho mỗi vùng. Điều này khiến chất lượng nông sản của nước ta không đồng đều, khó cạnh tranh, giá bán thấp... 

TS. Đặng Văn  Đông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hoa, cây cảnh (Viện Nghiên cứu rau quả) cho biết việc tự nhân giống theo cách truyền thống còn khá phổ biến, dẫn đến chất lượng giống cây trồng không đảm bảo, giống dễ bị nhiễm bệnh, chất lượng không đồng đều, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu tư nghiên cứu giống mới nhưng chưa được sự quan tâm thích đáng. Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng Quảng Ninh, nêu ý kiến, trong khi các Viện mỗi năm được hàng chục tỉ đồng để nghiên cứu lúa lai nhưng hiện nay lúa lai do các Viện làm ra chưa chiếm nổi 30% thị phần lúa lai, còn lại trên 60% vẫn là của doanh nghiệp. Nhưng Công ty của ông Tiến xin kinh phí 200 triệu đồng để hoàn tất đề tài nghiên cứu cho giống mới nhưng gần 10 năm rồi vẫn chưa được duyệt.

Lộ trình cho những “sản phẩm quốc gia” 

Theo GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, cho rằng cần xây dựng chiến lược tổng thể và đồng bộ phát triển giống cây trồng, trong đó nên lựa chọn một số giống cây chủ lực để phát triển thương hiệu, xây dựng quy trình canh tác và phát triển kinh tế ngành hàng.

“Chúng ta cần có chương trình sản phẩm nông nghiệp quốc gia, nhất là các sản phẩm chủ lực để xuất khẩu. Như tại Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ nên lựa chọn phát triển 1-3 giống lúa có chất lượng cao để đầu tư nghiên cứu. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng sản phẩm”, ông Trần Đình Long chia sẻ.

PGS.TS Trần Thị Trâm (Đại học Nông nghiệp I) người có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu và chọn tạo lúa lai, kiến nghị cần có cơ chế khuyến khích các giống mới (gồm cả dòng bố mẹ và giống lai) được nghiên cứu chọn tạo trong nước có giá trị phục vụ sản xuất; áp dụng cơ chế khoán gọn kinh phí nghiên cứu cho mỗi giống mới thay cho việc cấp đề tài theo thời gian để nhà chọn giống chủ động trong chi tiêu trong cả quá trình gây tạo vật liệu đến chọn giống.

Việc học hỏi kinh nghiệm từ một số nước trong khu vực như  Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia trong chính sách phát triển sản xuất giống cũng được PGS.TS Dương Văn Chín, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, nêu lên như một giải pháp cung ứng và quản lý giống. Chẳng hạn, Indonesia quy định các nhà nhập khẩu buộc phải sản xuất hạt giống trong nước sau hai năm khi bắt đầu nhập khẩu. Do đó lượng lúa giống có chứng nhận của nước này đã đạt được 50% nhu cầu trong nước (khoảng 150.000 tấn).

PGS.TS Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cho biết, sản xuất giống muốn thành công phải gắn với doanh nghiệp chứ bản thân các viện nghiên cứu không thể tự làm công tác nhân giống được. Hiện nay, chúng ta chưa thiết lập được hệ thống phân phối giống trong khi phải cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cho một số doanh nghiệp lớn làm công tác nhân giống.

Hiện nay, trong Quyết định 2194 của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất giống giai đoạn 3 (2011-2015) có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp để nhân nhanh và mở rộng giống cho sản xuất đại trà như về vay vốn tín dụng, chính sách đất đai…Cụ thể hơn nữa, Bộ NNPTNT định hướng trong thời gian tới, tập trung theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó tập trung chọn tạo, phát triển được bộ giống cây trồng và quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến cho từng vùng sản xuất trọng điểm. 

Các bộ giống cây trồng và quy trình công nghệ sản xuất sẽ theo hướng chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản chủ lực, trọng điểm phục vụ xuất khẩu với mô hình sản xuất hiện đại, tiên tiến. 

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, để làm tăng giá trị xuất khẩu nông sản cần chú ý đến chất lượng giống; riêng về lúa gạo, để thực sự là sản phẩm quốc gia thì cần nghiên cứu, chọn tạo các giống có năng suất, chất lượng cao gắn với canh tác đồng bộ theo hướng giảm giá thành đầu vào.

Đỗ Hương