Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Hành khách đi máy bay thường xuyên gặp hiện tượng trời không có mây mà máy bay lại rung lắc mạnh hoặc lên xuống bất quy luật. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên ở độ cao 7.000-12.000m.
Nguyên nhân là do “gió cắt” chạy dọc thân máy bay kết hợp với luồng khí ngang ở những vùng có mật độ ôxy và nitơ cao, gây nên những đợt sóng, giống như sóng trên mặt nước, rồi tác động vào máy bay.
Khi làn sóng này bị phá vỡ, nó sẽ tạo ra các búi xoáy lớn trong không khí, gọi là hiện tượng nhiễu loạn không khí “clear-air turbulence” (CAT) khiến máy bay rung lắc. Khối không khí xoáy nhiễu loạn này không thể nhìn thấy bằng mắt, cũng không thể đo bằng các cảm biến trên máy bay nhưng nó gây nguy hiểm cho người và máy bay.
Một công nghệ mới dự báo sớm vùng trời dễ xảy ra nhiễu loạn không khí hiện đang được Trung tâm Không gian Đức (DLR) thực hiện bằng nhiều chuyến bay đo lường khắp châu Âu.
Các nhà khoa học sử dụng thiết bị bức xạ laser tử ngoại tới tầm nhìn chân trời, từ đó thu dữ liệu về mật độ không khí chứa ôxy và nitơ ở từng vùng, theo từng mùa. Máy sẽ phân tích xu hướng biến động và mật độ của chúng.
Sau một đợt đo theo mùa trên toàn châu Âu, từ tháng 8/2013, DLR sẽ dựng lên một bộ dữ liệu cụ thể về tọa độ các vùng nguy cơ cao gây nên rung lắc. Bộ dữ liệu này sẽ tích hợp vào các đường bay quy luật, đường bay thường kỳ theo lịch bay và lưu giữ, hiển thị trên buồng lái từng máy bay.
Nhờ đó, phi công nắm được rồi tùy theo đường bay, tọa độ, thời điểm mà yêu cầu hành khách thực hiện các hướng dẫn (như thắt chặt dây an toàn), còn phi hành đoàn có thể tìm cách bay xa khu vực bị nhiễu loạn không khí.
Tới đây, ngành Hàng không toàn châu Âu sẽ có các số liệu cụ thể về hiện tượng nhiễu loạn không khí ở từng vùng, từng thời điểm, từng mùa cụ. Qua đó, giảm tối đa nguy cơ rung lắc máy bay trên hành trình.
Trần Văn ( theo Gizmag, Dlr.de)