• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thương mại

(Chinhphu.vn) – Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đề nghị các Sở Công Thương vùng đồng bằng sông Hồng tiếp tục đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, ưu tiên chú trọng những thị trường tiềm năng và các loại hàng hóa có thể xuất khẩu và tiêu thụ trong nước lớn.

11/09/2013 13:20

14 tỉnh Đồng bằng sông Hồng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu thương mại - Ảnh minh họa

Từ năm 2012 đến nay, Sở Công Thương 14 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng đã chủ trì tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia 119 hội chợ, trong đó có 102 hội chợ trong nước và 17 hội chợ ở nước ngoài.

Theo Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương), trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong vùng đã tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố dành ngân sách hơn 761,5 tỷ đồng không tính lãi suất để tạm ứng cho doanh nghiệp thực hiện dự trữ, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, góp phần đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, kiểm soát tốt giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng và trên cả nước.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng tổ chức tuyên truyền sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phối hợp với các doanh nghiệp, hội ngành nghề tổ chức nhiều hội chợ “Hàng Việt”, “Phiên chợ Việt” nhằm quảng bá thương hiệu hàng Việt…

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, ở nhiều địa phương, vẫn còn nhiều loại sản phẩm công nghiệp thiếu sức cạnh tranh, chi phí đầu vào cao và tiêu hao năng lượng lớn do công nghệ lạc hậu. Một số doanh nghiệp còn yếu kém trong quảng bá, tiếp thị... nên hoạt động khó khăn, nhất là trong bối cảnh sức mua của nền kinh tế đang còn yếu. Thêm nữa, công nghiệp phụ trợ kém phát triển, tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối về xuất nhập khẩu, mất cơ hội nhận được đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài...

Để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trong vùng thời gian tới, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đề nghị các Sở Công Thương tiếp tục đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, ưu tiên chú trọng những thị trường tiềm năng và các loại hàng hóa có thể xuất khẩu và tiêu thụ trong nước lớn nhưng đang gặp khó khăn; tăng cường thông tin, dự báo thị trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu về các loại rào cản của các nước nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hóa để tránh rủi ro khi thực hiện xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại trong nước, đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và triển khai hiệu quả chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn vùng.

Anh Dũng