• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người ‘thổi hồn’ đưa gốm sứ Thủ đô ra thế giới

(Chinhphu.vn) - Với niềm say mê bất tận nghề nặn gốm mà cha ông truyền lại, bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đã dùng đôi bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của mình “thổi hồn” vào những sản phẩm gốm đẹp, lạ, trở thành thương hiệu mạnh và vươn ra các nước trên thế giới.

02/01/2021 11:01

Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh. Ảnh: VGP/Thùy Linh

Có dịp được trò chuyện với bà Hà Thị Vinh mới thấy được một con người luôn tâm huyết với nghề truyền thống. Lớn lên bên dòng sông Hồng, nơi có truyền thống lâu đời làm nghề gốm sứ, bà Vinh chia sẻ, được sinh ra ở đây đã là một cái duyên. Từ chính cái nôi gốm sứ ấy, bà đã tạo dựng được cho mình một doanh nghiệp phát triển bền vững. Dòng họ của bà là một trong 19 dòng họ gốc hiện đang sinh sống tại Bát Tràng. Bà là thế hệ thứ 15 của một gia đình có nghề gốm gia truyền lâu đời.

Khởi nghiệp, bà làm việc cho một công ty quốc doanh trước khi lập công ty riêng cho mình. Tiền thân của công ty là tổ hợp gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu Mỹ Hạnh ra đời năm 1989-1994. Khi cơ chế chính sách có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp, Mỹ Hạnh được giải tán để cho ra đời Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh. Từ một tổ hợp với 6 thành viên ban đầu, đến nay, Quang Vinh đã có 2 nhà máy sản xuất sản phẩm gốm sứ tại Bát Tràng (huyện Gia Lâm) và Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) với trên 700 lao động. Đáng chú ý, trên 90% lao động tại 2 nhà máy này là nữ.

Với chiến lược sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ có tính thẩm mỹ cao, số lượng lớn, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, phục vụ cho xuất khẩu là chính, công ty liên tục đầu tư các công nghệ hiện đại, đổi mới toàn diện dây chuyền sản xuất. Năm 1999, công ty là doanh nghiệp đầu tiên ở miền Bắc nhập lò nung đốt bằng gas công nghệ cao của Đài Loan với trị giá trên 20.000 USD để thay thế lò than và tiến đến áp dụng lò nung bằng gas theo công nghệ tiên tiến của Đức. Từ đó, gốm sứ Quang Vinh luôn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải thiện năng suất lao động.

Để sản phẩm gốm sứ của công ty vươn ra tầm quốc tế, bà Vinh đã tham gia nhiều hội chợ quốc tế tại nước ngoài để tham khảo, mở rộng thị trường, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh như ở Mỹ, Nhật, Đức, Italy, Australia, Đan Mạch, Đài Loan, Hàn Quốc… Hiện nay, công ty còn ký hợp đồng với các họa sĩ, chuyên gia nước ngoài cùng với đội ngũ cán bộ thiết kế kiểu dáng mẫu mã sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường quốc tế.

Trải qua hàng chục năm tham gia thị trường xuất khẩu, bà Vinh đã đưa sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng đến với nhiều thị trường trên thế giới, tiếp cận nhiều thị trường khắt khe, khó tính như: Bắc Âu, Tây Âu, Mỹ, Australia, Nhật Bản và các nước khác. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, công ty đã cho ra mắt hàng nghìn sản phẩm độc đáo, tinh xảo. Nhiều người vừa nhìn thấy những tác phẩm gốm độc đáo, tài hoa, đã không đắn đo mua ngay về dùng hoặc làm quà biếu.

Để tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm đến với thị trường, năm 2019, Công ty đã có 4 sản phẩm được TP. Hà Nội đánh giá, phân hạng là sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao và một sản phẩm 4 sao. 

Bà Hà Thị Vinh luôn trăn trở với suy nghĩ, Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống, cũng là nơi có nhiều nghệ nhân tài hoa nhất cả nước. Để quy tụ những sản phẩm tiêu biểu nhất phải có một không gian trưng bày sản phẩm, cũng là nơi các nghệ nhân có thể sáng tác trực tiếp. Năm 2018, bà Vinh đã triển khai dự án "Tinh hoa làng nghề Việt Nam" trên diện tích 3.300 m2 ở huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên), với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Khi dự án được đưa vào sử dụng, đây sẽ là nơi lưu giữ, bảo tồn và giới thiệu, quảng bá tinh hoa nghệ thuật của các làng nghề Việt Nam tới du khách trong nước và quốc tế.

Bà Hà Thị Vinh trải lòng: “Để tạo dựng được thương hiệu gốm Bát Tràng với thế giới là cả một hành trình đầy nỗ lực và không ngừng vượt khó của người làng nghề”.

Với những đóng góp quan trọng trong việc cho ra mắt hàng nghìn sản phẩm độc đáo, tinh xảo và đưa thương hiệu gốm sứ Bát Tràng đến với nhiều thị trường lớn cũng như tạo việc làm, môi trường bình đẳng cho hàng trăm lao động nữ…, bà Hà Thị Vinh được vinh danh là một trong những nữ doanh nhân ASEAN tiêu biểu, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019.

Diệu Anh