• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vì sao khó xử lý hình sự những vụ vi phạm pháp luật về môi trường?

(Chinhphu.vn) – Đây là câu hỏi được Đại biểu Quốc hội đặt ra trong chất vấn tại Quốc hội đối với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí.

06/11/2020 16:41

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí bày tỏ, câu hỏi này làm cho cơ quan làm luật, những người làm luật cũng như những cơ quan thực thi pháp luật và người thực thi pháp luật phải suy nghĩ.

Theo Viện trưởng, không phải hành vi nào vi phạm về môi trường cũng xử lý hình sự, tùy thuộc vào mức độ định lượng gây ra ô nhiễm môi trường thì mới xử lý hình sự. Có những hành vi quy định phải xử lý hành chính rồi mà vẫn vi phạm tiếp thì mới xử lý hình sự.

Có những sai phạm do cá nhân hoặc cá nhân núp bóng pháp nhân. Viện trưởng nêu ví dụ, một giám đốc công ty chỉ đạo xả thải gây ô nhiễm, nhưng khởi tố, điều tra, xử lý giám đốc đó thì có xử lý công ty này hay không. Nếu không xử lý thì có vẻ không xử lý trách nhiệm pháp nhân, nhưng căn cứ cụ thể nào để truy tố pháp nhân này. Hiện nay, đây là vấn đề mới, phải suy nghĩ về tính khả thi của các điều luật. Cần phải có hướng dẫn của các cấp, từ nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tối cao cho đến các thông tư liên tịch quy định rõ những tình tiết, chi tiết cụ thể để người và cơ quan thực thi pháp luật có thể dựa vào đó thực hiện, không có sợ oan sai hoặc để lọt.

“Hiện nay, cán bộ thực thi xử lý vấn đề này có lúng túng, cũng sợ nếu bây giờ chúng ta làm cố lên mà chưa được hướng dẫn cụ thể thì sẽ oan. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải chỉ đạo các cơ quan chức năng có lộ trình nghiên cứu, đề xuất, xác định nguyên nhân chính của việc không khả thi này để có biện pháp khắc phục, trong đó có cả nguyên nhân của việc hướng dẫn pháp luật, cả nguyên nhân thực thi pháp luật”, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí phát biểu./.

Nguyễn Hoàng