• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

2012: 7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí

(Chinhphu.vn) - Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2012, cứ 8 ca tử vong trên thế giới thì có 1 ca liên quan đến ô nhiễm không khí.

25/03/2014 15:01

Theo số liệu mà WHO công bố ngày 24/3, ô nhiễm không khí là tác nhân gây ra khoảng trên 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2012.

Bà Maria Neira, Giám đốc Vụ Y tế công cộng thuộc WHO, cho biết ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ sinh hoạt gia đình và các nguồn khác hiện đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người ở cả những nước đang phát triển và phát triển.     

Theo báo cáo của WHO, trong năm 2012, cứ 8 ca tử vong trên thế giới thì có 1 ca liên quan đến ô nhiễm không khí, mà biểu hiện chủ yếu là các ca bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh liên quan đến phổi, thậm chí là ung thư.

Các nghiên cứu trong năm 2012 cho thấy trên 4 triệu người đã chết do ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ hoạt động nấu nướng, đốt gỗ, than trong sinh hoạt gia đình. Số ca tử vong còn lại đều có liên quan đến khí thải từ động cơ diesel và đốt than trong công nghiệp.

Theo khuyến cáo của đại diện WHO, rất nhiều người trên thế giới hiện đang cùng lúc đối mặt với nguy cơ tổn hại sức khỏe do ô nhiễm không khí cả từ nguồn sinh hoạt gia đình cũng như môi trường bên ngoài.     

Ô nhiễm không khí được đánh giá là nghiêm trọng nhất ở các khu vực như Đông Nam Á, bao gồm cả Ấn Độ và Tây Thái Bình Dương với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Riêng ở khu vực này, số ca tử vong có liên quan đến ô nhiễm không khí là 5,9 triệu người trong năm 2012.    

Năm 2008, kết quả thống kê của WHO chỉ có thể giới hạn ở các khu vực đô thị với khoảng 3,2 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí. Đến nay, với sự hỗ trợ của công nghệ quan sát từ vệ tinh, WHO đã có được kết quả thống kê toàn diện hơn ở cả khu vực nông thôn.   

Huyền Anh