• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hơn 150 người ở Cao Bằng nghi bị ho gà

(Chinhphu.vn) - Theo Sở Y tế tỉnh Cao Bằng, tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm có 153 trường hợp từ 2 tháng tuổi đến 20 tuổi mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nghi ho gà.

17/08/2016 17:42
Tiêm phòng là cách tốt nhất đề phòng ngừa một số bệnh, trong đó có nệnh ho gà
Bệnh bắt đầu bùng phát từ cuối tháng 7/2016, người mắc có các triệu chứng ho rũ rượi, sau cơn ho khạc đờm dãi trắng, khó thở, thở rít, không sốt, một số bệnh nhân có nôn sau cơn ho, xuất tiết kết mạc mắt.

Hiện, mới có 4 trường hợp được điều trị khỏi.

Ngay sau khi phát hiện bệnh, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng đã triển khai giám sát, điều tra ca bệnh, lấy 4 mẫu máu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (hiện đang chờ kết quả xét nghiệm).

Đoàn công tác của Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện đang trực tiếp điều tra, giám sát, thu thập mẫu bệnh phẩm tại xóm Cà Đổng; đồng thời, tổ chức tập huấn cho cán bộ các ngành, đoàn thể và nhân viên y tế thôn bản của xã Đức Hạnh về bệnh ho gà; chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh ho gà.

Đến thời điểm hiện tại, ngành y tế chưa phát hiện thêm trường hợp nào mắc mới, công tác cấp phát thuốc điều trị cho bệnh nhân và thuốc điều trị dự phòng cho người dân được ngành y tế triển khai tích cực.

Cán bộ y tế xã huyện tổ chức khoanh vùng và cách ly, không cho người có bệnh di chuyển đến các xóm lân cận và các xã khác.

Các cán bộ y tế vận động gia đình đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất khám và điều trị, kết hợp phun khử trùng Cloramin B tại xóm có ca bệnh, dự trù đầy đủ thuốc, trang thiết bị, kinh phí cho công tác phòng, chống dịch; kiểm soát tình hình dịch bệnh; bảo đảm công tác thống kê, báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Nhận biết và phòng tránh bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp.

Ho gà ở trẻ sơ sinh thường diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà, trong đó có khoảng 300.000 người bị tử vong, đa số là trẻ em dưới 1 tuổi và ở các nước chậm phát triển.

Thời kỳ nung bệnh của bệnh ho gà là từ 2-30 ngày (trung bình 5-12 ngày). Thời kỳ khởi phát thường từ 3-14 ngày với các biểu hiện: Sốt nhẹ, từ từ tăng dần, kèm theo đó là các triệu chứng viêm long đường hô hấp như ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng, dần dần chuyển thành ho cơn.

Thời kỳ toàn phát thường kéo dài 1-2 tuần: Xuất hiện những cơn ho gà điển hình, xảy ra bất chợt, vô cớ, cả ngày và đêm, ho nhiều về đêm. Cơn ho diễn biến qua 3 giai đoạn: Ho, thở rít vào và khạc đờm.

Khi đó bệnh nhân thường ho rũ rượi, thành cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Kèm theo đó là thở rít vào, thường xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, trẻ thở rít vào nghe như tiếng gà rít. Khi trẻ khạc đờm trắng, màu trong, dính như lòng trắng trứng là lúc kết thúc một cơn ho. Trong đờm có trực khuẩn ho gà.

Sau mỗi cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, có thể nôn, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh. Kèm theo có thể thấy một số triệu chứng sau: Sốt nhẹ hoặc hoặc không sốt, mặt và mi mắt nặng, loét hãm lưỡi, nghe phổi trong cơn ho có thể thấy một số ran phế quản (ran rít, ngáy).

Bệnh ho gà gây ra các biến chứng sau: Viêm phế quản, dãn phế quản, viêm phổi-phế quản; biến chứng thần kinh, trong đó viêm não là một biến chứng nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ tử vong cao; biến chứng cơ học: Lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng; các biến chứng khác: Xuất huyết võng mạc, kết mạc mắt, rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác.

Để phòng bệnh ho gà hãy cho trẻ nhỏ đi tiêm vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Vaccine ho gà đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

Trẻ sơ sinh tiêm vaccine ho gà vào 3 thời điểm: 2, 4 và 6 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại sau 1 năm, 3 năm và 5 năm.

Hà Anh