• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Doanh nghiệp và nhà trường liên kết đào tạo nghề - Lợi ích kép

(Chinhphu.vn) – Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn tuyển dụng được nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề nhưng lại bỏ qua công tác đào tạo, liên kết với các cơ sở dạy nghề.

25/11/2011 17:31

Doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo sẽ tuyển được những lao động thích ứng ngay với công việc - Ảnh: Chinhphu.vn

Đó là nghịch lý được chỉ ra tại Hội thảo “Nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giáo dục dạy nghề tại cộng đồng" diễn ra hôm nay 25/11.

Doanh nghiệp cần “bắt tay” với nhà trường

Theo Viện Nghiên cứu khoa học và dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2011, cả nước có khoảng 510.000 doanh nghiệp, 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khoảng 18% doanh nghiệp khối này có chất lượng nguồn nhân lực rất thấp. Trung bình, chỉ khoảng 25% lao động của khối này qua đào tạo nghề.

Mặc dù rất mong muốn sở hữu nguồn nhân lực có kỹ năng, có chất lượng nhưng doanh nghiệp chưa chủ động tham gia vào quá trình liên kết đào tạo nghề.

Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học và Dạy nghề Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Mạc Văn Tiến, nếu doanh nghiệp không tham gia đào tạo nghề thì người lao động sau khi được tuyển dụng sẽ chưa thích ứng với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp nên mất chi phí đào tạo lại. Trong khi đó, nếu có sự quan tâm và tham gia cùng cơ sở dạy nghề vào quá trình đào tạo, họ sẽ tuyển được lao động thích ứng được ngay với yêu cầu, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ngay khi mới vào làm.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm thỏa đáng đến việc liên kết này. Trường Cao đẳng Công nghiệp- Dệt may thời trang Hà Nội đã phát phiếu thăm dò nhu cầu về nguồn nhân lực gửi tới 1.000 công ty nhưng chỉ nhận về được 40 phiếu có thông tin nhu cầu.

Phó Hiệu trưởng Hoàng Xuân Hiệp cho biết, nhà trường đã thực hiện các cuộc còn phỏng vấn sâu nhiều giám đốc doanh nghiệp về nhu cầu nhân lực sau 2 năm nữa và rất nhiều doanh nghiệp không thể trả lời chính xác được.

Ông Hoàng Xuân Hiệp cho rằng, mơ hồ về chiến lược nguồn nhân lực, không nắm được mình cần gì để cung cấp thông tin cho cơ sở đào tạo nghề thì khó có thể tạo sự liên kết trong đào tạo.

Sắp có Quỹ phát triển dạy nghề

Quá trình liên kết đào tạo nghề hiệu quả thực sự đòi hỏi cả đôi bên (trường nghề và doanh nghiệp) đều phải có trách nhiệm và điều đầu tiên là cung cấp thông tin. Nhưng theo ông Mạc Văn Tiến, cơ sở dạy nghề đã tích cực đến tận nơi khảo sát nhu cầu nhưng trách nhiệm xã hội và sự hợp tác của doanh nghiệp chưa cao.

Một trong những giải pháp cần thiết là nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp để họ thấy rõ quyền và lợi ích của họ khi tham gia đào tạo nghề. Mặt khác, khi tham gia, chính họ sẽ phản hồi được về những khiếm khuyết của quá trình đào tạo để từ đó, giúp nâng cao chất lượng đào tạo lên từng bước.

Có nhiều hình thức kết hợp là doanh nghiệp đặt hàng cho các cơ sở đào tạo, nhận sinh viên vào thực tập, tham gia vào quá trình đào tạo bao gồm xây dựng chương trình, cử chuyên gia doanh nghiệp tới giảng tại lớp, tham gia vào quá trình đánh giá học sinh trong quá trình học và cuối khóa, nhận sinh viên vào làm sau khi học xong.

Bên cạnh đó, Tổng cục Dạy nghề đang nghiên cứu xây dựng Quỹ phát triển dạy nghề. Những doanh nghiệp nào không tổ chức dạy nghề mà nhận lao động do các cơ sở dạy nghề đào tạo thì sẽ phải đóng góp kinh phí cho quỹ. Còn những doanh nghiệp nào tự mở cơ sở dạy nghề thì được Quỹ hỗ trợ kinh phí.

Theo ông Mạc Văn Tiến, Quỹ này mang lại “lợi ích kép” cho doanh nghiệp. Biện pháp này được kỳ vọng sẽ “đốc thúc” doanh nghiệp chủ động hơn vào liên kết để đào tạo nghề.

Thu Cúc