• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thảo luận về kinh tế-xã hội sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm

(Chinhphu.vn) – Quốc hội đã dành trọn 2 ngày (10-11/9) để thảo luận về nội dung kinh tế-xã hội, công tác phòng chống dịch bệnh. Trong 2 ngày thảo luận tại hội trường đã có 120 đại biểu thuộc 57 đoàn đại biểu Quốc hội phát biểu. Có 2 đại biểu tham gia tranh luận. Năm Bộ trưởng đã tham gia phát biểu giải trình thêm về một số vấn đề có liên quan mà đại biểu quan tâm.

09/11/2021 18:29
Quốc hội đã dành trọn 2 ngày (10-11/9) để thảo luận về nội dung kinh tế-xã hội, công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh: VGP
Phát biểu kết thúc nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá, nhìn chung, không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm. Các ý kiến phong phú, toàn diện, sâu sắc đã thể hiện tâm huyết của các đại biểu đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và các vấn đề mà đông đảo cử tri quan tâm.

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung trong các báo cáo của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội. Các đại biểu đã tập trung phát biểu về nhiệm vụ, giải pháp phòng chống dịch, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng, đời sống nhân dân và khôi phục kinh tế.

Nhiều ý kiến các đại biểu đề cập đến vấn đề cân đối ngân sách, phát triển kinh tế-xã hội trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và những biến động khó lường của kinh tế thế giới.

Nhiều đại biểu đề nghị cần có chương trình phục hồi kinh tế toàn diện, khả thi với những giải pháp mạnh, đột phá, khắc phục được bất cập thời gian qua. Chương trình cần có kịch bản cụ thể và chia giai đoạn phù hợp với thực tiễn.

Nhiều đại biểu cũng thẳng thắn đề cập đến bất cập, hạn chế cần được khắc phục; những giải pháp cần được triển khai ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách và kiểm soát dịch COVID-19.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu thống nhất với nhiều nội dung trong các báo cáo kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương, thống nhất lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương để dành nguồn lực kiểm soát dịch và khôi phục kinh tế, cơ bản thống nhất tỉ lệ điều tiết ngân sách chỉ áp dụng riêng cho năm 2022 cho phù hợp với diễn biến phức tạp của tình hình thực tế.

“Các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường và các ý kiến thảo luận tại tổ để xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, hoàn chỉnh các nghị quyết về kinh tế - xã hội, ngân sách để gửi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội xem xét, thông qua”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu.

Hải Liên