• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 14/5

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông cáo báo chí Chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 14/5.

15/05/2021 06:00

Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp trong bối cảnh dịch bệnh

Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể công tác chuẩn bị trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 để bảo đảm cuộc bầu cử diễn ra an toàn, thành công. Đồng thời, theo dõi, hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình chuẩn bị bầu cử.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Thông báo nêu rõ, mục tiêu cao nhất là tập trung bảo đảm và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp vào ngày 23/5/2021 một cách an toàn tuyệt đối về an ninh, trật tự, nhất là chống dịch bệnh COVID-19.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể công tác chuẩn bị trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 để bảo đảm cuộc bầu cử diễn ra an toàn, thành công. Đồng thời theo dõi, hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình chuẩn bị bầu cử; kịp thời tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về diễn biến công tác chuẩn bị bầu cử và tổ chức ngày bầu cử.

Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về bầu cử và phòng chống dịch COVID-19 với các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả; đồng thời, kêu gọi cộng đồng và người dân không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và chung sức, đồng lòng cùng Đảng, Nhà nước ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 để phát triển kinh tế.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp; tăng cường quân số kiểm soát biên giới, kiểm tra người nhập cảnh, nhất là nhập cảnh trái phép, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên toàn quốc, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cuộc bầu cử.

Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án cụ thể đối với trường hợp xảy ra dịch COVID-19 trước, trong và sau ngày bầu cử, nhất là tại các địa phương có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhằm bảo đảm an toàn cho cuộc bầu cử; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. Trường hợp tại những địa bàn có dịch COVID-19 diễn biến khó lường, làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử thì kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét, quyết định các phương án phù hợp, hiệu quả.

Chủ động xây dựng kịch bản nhằm triển khai công tác bầu cử trong điều kiện xảy ra dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi thẩm quyền chủ động xây dựng kịch bản nhằm triển khai công tác bầu cử trong điều kiện xảy ra dịch COVID-19.

UBND các cấp phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác bầu cử; có phương án, kịch bản chi tiết, cụ thể cho công tác bầu cử trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, nhất là đối với các đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu thực hiện cách ly y tế do dịch bệnh phát sinh. Chú trọng địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, phức tạp về tôn giáo; có phương án cụ thể phòng chống thiên tai, mưa lũ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công tác bầu cử; chỉ đạo các cơ quan quân đội, công an ở địa phương xây dựng các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và tại các khu vực bỏ phiếu, để cuộc bầu cử diễn ra an toàn, đúng pháp luật.

Chuẩn bị tốt các điều kiện vật chất-kỹ thuật, bảo đảm kinh phí cho cuộc bầu cử

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ có văn bản gửi Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia để kiến nghị với Hội đồng Bầu cử Quốc gia hướng dẫn một số nội dung liên quan đến công tác bầu cử bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 như hình thức tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri vận đồng bầu cử (xem xét giảm số lượng các cuộc tiếp xúc cử tri để vừa bảo đảm quyền vận động bầu cử của người ứng cử, vừa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; tổ chức hội nghị trực tuyến và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử …); phương án phân bổ hợp lý thời gian cử tri đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử theo khung giờ để tránh tập trung đông người; phương án thực hiện bỏ phiếu đối với cử tri làm nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh và các trường hợp đang cách ly y tế, điều trị bệnh...

Các Bộ: Nội vụ, Y tế, Quốc phòng, Công an cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục nắm chắc tình hình mọi mặt, nhất là diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 để kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý nhanh chóng, hiệu quả.

Tây Ninh đề cao cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh xâm nhập

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 105/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Tây Ninh là một trong những tỉnh đến thời điểm hiện nay chưa để xảy ra trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép trong phòng, chống dịch bệnh. Cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Tây Ninh đã chấp hành và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, cũng như thực hiện đúng các nội dung hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế về chuyên môn.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, tỉnh đã rất quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý biên giới, kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, ngăn chặn và xử lý hành vi nhập cảnh trái phép. Ngoài 29 điểm cảnh giới, 16 trạm kiểm soát của Bộ đội Biên phòng, tỉnh đã triển khai lập 136 chốt kiểm soát với trên 900 cán bộ, chiến sỹ tuần tra khép kín địa bàn biên giới. Toàn tỉnh có 32 khu cách ly (10 khu cách ly y tế; 22 khu cách ly tập trung) với tổng công suất là 3.550 người.

Trong thời gian tới, để thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, Phó Thủ tướng yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh cần tập trung quyết liệt, đồng bộ, bảo đảm hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, kể cả xuất cảnh; ngăn chặn nhập cảnh trái phép trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của tỉnh hiện nay. Cần tăng cường thêm lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội, công an trong quản lý biên giới, nhất là đường mòn, lối mở, giám sát chặt chẽ mọi trường hợp nhập cảnh, kiên quyết không để sót, lọt người nhập cảnh trái phép có thể gây lây lan dịch trên địa bàn.

Hai là, tập trung chỉ đạo, tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn (tỉnh kiểm tra huyện, huyện kiểm tra xã, xã kiểm tra thôn, tổ dân cư), trong đó tập trung kiểm tra việc thực hiện 5K. Cơ sở nào không bảo đảm an toàn thì kiên quyết đình chỉ hoạt động, xử lý theo pháp luật, kể cả việc xử lý hình sự.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân trên tuyến biên giới đề cao cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh xâm nhập; khuyến khích tiêm vaccine phòng dịch, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, thực hiện 5K, chủ động phát hiện, thông báo với chính quyền về các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Bốn là, rà soát các phương án, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, kể cả tình huống xấu theo phương châm 4 tại chỗ. Tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các cơ sở cách ly và theo dõi y tế sau cách ly tập trung, không để lây chéo trong khu cách ly và lây nhiễm ra cộng đồng. Lưu ý: Chính phủ đã có chỉ đạo về miễn thu phí cách ly, xét nghiệm, sinh hoạt, tiền ăn đối với bà con ra nước ngoài lao động, khó khăn, nhập cảnh bằng đường bộ trên các tuyến biên giới (Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2021).

Năm là, trước tình hình mua, nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 đang gặp khó khăn, các tỉnh cần khẩn trương thực hiện tiêm hết số vaccine được phân bổ, trước hết cho các đối tượng ưu tiên theo đúng Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ. Lãnh đạo tỉnh phải gương mẫu, đi đầu trong việc tiêm vaccine phòng dịch.

Sáu là, tăng cường sàng lọc, giám sát nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm, có nguy cơ cao nhiễm bệnh, nhất là trong cư dân trên tuyến biên giới, đặc biệt là trong bệnh viện, cơ sở y tế và các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Nâng cao năng lực xét nghiệm, nhất là xét nghiệm nhanh, năng lực điều trị trên địa bàn bảo đảm đáp ứng các tình huống của dịch.

Bảy là, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hạn chế các sự kiện tập trung đông người. Trường hợp cần thiết phải tổ chức thì cơ quan tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Tỉnh căn cứ các quy định, hướng dẫn của ngành y tế, có phương án cụ thể phòng, chống dịch bảo đảm an toàn cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp sắp tới.

Tám là, trường hợp phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng, phải quyết liệt cách ly nhanh, khoanh vùng gọn, thần tốc truy vết, quyết không để lây lan trên diện rộng. Trường hợp phải áp dụng giãn cách xã hội thì khoanh vùng giãn cách ở phạm vi, quy mô phù hợp, ít ảnh hưởng nhất đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.

Chín là, hết sức quan tâm động viên, hỗ trợ các lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch trên địa bàn, nhất là biên phòng, y tế, công an. Chú ý phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, toàn dân phòng, chống tội phạm; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, tôn giáo, mặt trận, đoàn thể; huy động người có uy tín trong tôn giáo, trong cộng đồng để vận động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch thật tốt, bảo vệ biên giới hòa bình hợp tác và phát triển, không để dịch bệnh lây lan.

Các KCN, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện nghiêm quy định 5K

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt 5K đối với cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, cập nhập lên bản đồ an toàn COVID, nếu không an toàn thì dừng hoạt động để chấn chỉnh.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo trực tuyến với các tỉnh, Thành phố: Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Trong Thông báo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận: Những ngày gần đây, đã xuất hiện các ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng, đặc biệt trong các khu công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố, trong đó Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang. Ngay sau khi phát hiện, các địa phương đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời chỉ đạo thực hiện các phương án, biện pháp phòng chống dịch phù hợp nên đã cơ bản kiểm soát được dịch.

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch.

Đặc biệt, UBND cấp tỉnh khẩn trương chỉ đạo đối với các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt 5K đối với cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, cập nhập lên bản đồ an toàn COVID, nếu không an toàn thì dừng hoạt động để chấn chỉnh, an toàn thì tiếp tục hoạt động.

Khi đã phát hiện trường hợp F0, cần khẩn trương, chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cách ly, giãn cách theo đúng chỉ đạo (giãn cách, cách ly phân lập từng phân xưởng, từng tổ sản xuất; đeo khẩu trang tuyệt đối; phân từng cung giờ để cung cấp thức ăn, đồ dùng sinh hoạt,…); hạn chế đến mức tối đa việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cá nhân.

Toàn bộ cán bộ, nhân viên, người lao động trong các khu công nghiệp phải thực hiện khai báo y tế, lịch trình đi lại theo quy định.

Chủ doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp có trách nhiệm thông báo danh sách người lao động của đơn vị mình với UBND cấp tỉnh có khu công nghiệp để thông báo cho UBNDcấp tỉnh nơi người lao động cư trú. Trong đó, phân loại nhân lực theo mức độ, có thể cho nghỉ hoặc thay thế; ưu tiên những đối tượng nếu nghỉ thì không thể thay thế. Cơ quan y tế hai tỉnh (Bắc Ninh, Bắc Giang) thống nhất quy định cụ thể việc xét nghiệm các đối tượng này với tần suất và công nghệ thích hợp để bảo đảm an toàn.

Các nhà ăn tập thể phải bố trí ngồi giãn cách, có rào chắn

Đối với chính quyền địa phương nơi có khu công nghiệp, doanh nghiệp đóng trú trên địa bàn, cần quyết liệt rà lại, chỉ đạo thực hiện nghiêm 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách. Xử lý nghiêm người không đeo khẩu trang, đặc biệt là tại các nơi có tụ tập đông người như chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất, bến tàu, đám cưới, đám tang, trên các phương tiện giao thông công cộng...; các nhà ăn tập thể phải bố trí ngồi giãn cách, có rào chắn...

Kiểm tra việc chấp hành quy định phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, đặc biệt tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp trên địa bàn. Yêu cầu công nhân khu công nghiệp thực hiện khai báo y tế hằng ngày. Người quản lý khu công nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về thực hiện phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các bất cập, lỗ hổng, vi phạm, nhất là về việc không đeo khẩu trang, tụ tập đông người. Không cho phép người không khai báo y tế đến làm việc; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kể cả xử lý hình sự và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương; thực hiện các biện pháp khoanh vùng, cách ly đối với các khu ký túc xá, nhà trọ của công nhân, người lao động liên quan các ca F0, F1 tại khu dân cư với phương châm gọn nhất có thể.

Kích hoạt lại tổ thông tin đáp ứng nhanh

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Y tế, Công an, Quốc phòng, Công Thương, Giao thông vận tải chủ động, thường xuyên trao đổi với địa phương để sẵn sàng chi viện, hỗ trợ địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: Tổ chức cách ly, khoanh vùng, xét nghiệm và điều trị người nhiễm COVID-19; bảo đảm lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế-xã hội, không để xảy ra tình trạng ngăn sông cấm chợ.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Quốc phòng, Công Thương, Giao thông vận tải,… tổng kết, đánh giá, đúc kết kinh nghiệm, biện pháp hay về phòng, chống dịch COVID-19 của một số địa phương để phổ biến đến các tỉnh, thành phố trên cả nước; tiếp tục khẩn trương xem xét các loại sinh phẩm, phương pháp hiện đại hơn, thời gian xét nghiệm ngắn hơn, hiệu quả hơn để chỉ đạo thử nghiệm và hướng dẫn các địa phương thực hiện.

Đồng thời, khẩn trương kiện toàn, kích hoạt lại tổ thông tin đáp ứng nhanh của Ban Chỉ đạo quốc gia theo tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia tại Thông báo số 97/TB-VPCP ngày 06/5/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Định kỳ thực hiện việc sàng lọc COVID đối với người lao động

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương tổ chức tập huấn cho các địa phương, doanh nghiệp về việc thực hiện quy định về an toàn COVID; định kỳ thực hiện việc sàng lọc COVID đối với người lao động; áp dụng các biện pháp cơ bản trong phòng, chống dịch (hạn chế dùng điều hòa; để môi trường làm việc, lao động thông thoáng,…).

Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tham mưu để Chính quyền tỉnh có văn bản thông báo đến các tỉnh có liên quan và các địa phương thuộc tỉnh danh sách các phương tiện đưa đón cán bộ, công chức, người lao động tham gia giao thông để không ách tắc trên các tuyến. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "ngăn sông cấm chợ" ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống người dân.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các Bộ: Y tế, Công an, Giao thông vận tải, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương khẩn trương hoàn thiện quy trình giám sát các phương tiện tham gia giao thông theo yêu cầu phòng, chống dịch; khẩn trương hoàn thiện phần mềm theo dõi tình hình dịch, cập nhật lên bản đồ dịch.

Bắt buộc khai báo y tế, quét mã QR khi đến bệnh viện, sân bay

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ động huấn luyện, tập huấn cho cán bộ chiến sỹ trong lực lượng phương pháp, kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi dịch bùng phát trên diện rộng, nhất là ở các khu công nghiệp có đông người lao động.

Bộ Y tế bổ sung quy định, hướng dẫn việc bắt buộc khai báo y tế và quét mã QR khi đến các địa điểm như bệnh viện, sân bay, nhà ga, bến tàu...

Chủ tịch UBND cấp tỉnh tùy vào điều kiện cụ thể trên địa bàn quyết định việc bắt buộc khai báo y tế và quét mã QR khi đến các địa điểm khác.