• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP về hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ ngày 10/8/2015.

10/08/2015 21:15
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại Ninh Thuận

Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận, chiều 10/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh cần tiếp tục quan tâm đến công tác an sinh xã hội trong điều kiện hạn hán vẫn là mối lo của người dân.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh chỉ đạo quyết liệt của tỉnh trong chống hạn, không để dân đói, dân khát, dịch bệnh và tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Ninh Thuận tiếp tục quan tâm đến công tác an sinh xã hội trong điều kiện hạn hán vẫn đang là mối lo của người dân. Tỉnh tập trung chỉ đạo kiên quyết hơn nữa không để dân đói, dân khát. Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ gạo cho người dân vùng khó khăn, không để người dân “đói cơm, nhạt muối”.

Phó Thủ tướng đề nghị, lãnh đạo tỉnh cần có kế hoạch triển khai thực hiện tốt các Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội như xây dựng hồ chứa nước, coi trọng kế hoạch trung hạn trong việc xây dựng các công trình trong giai đoạn 2016-2020 để phát triển địa phương. Các bộ, ngành cần phối hợp với địa phương trong việc triển khai thực hiện các Kết luận của Thủ tướng Chính phủ đối với địa phương.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống của nhân dân đối với các tỉnh nghèo như Ninh Thuận càng cấp bách hơn để phát triển kinh tế, xã hội, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Về các kiến nghị của Ninh Thuận đối với Trung ương, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh và bộ, ngành bố trí đủ vốn cho các dự án cấp bách trên địa bàn, giúp tỉnh Ninh Thuận phát triển nhanh hơn.

Báo cáo với Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Vĩnh Thanh cho biết: 6 tháng đầu năm 2015, tình hình nắng hạn gay gắt kéo dài trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của một bộ phận nhân dân. Tỉnh đã tập trung chống hạn với tinh thần khẩn trương, quyết liệt như vận chuyển hỗ trợ nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân vùng khô hạn, điều tiết nước tưới hợp lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, bảo vệ đàn gia súc, cây trồng...

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2015, tổng sản phẩm nội tỉnh đạt 2.012 tỷ đồng (tăng 5,3% so với cùng kỳ), thu ngân sách trên địa bàn đạt 850 tỷ đồng (bằng 47,3% dự toán năm), giải quyết việc làm mới cho 8.544 lao động (bằng 55% so với cùng kỳ)...

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 60 năm truyền thống ngành Doanh trại quân đội

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (10/08/1955 - 10/08/2015) của Cục Doanh trại, Bộ Quốc phòng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi lẵng hoa chúc mừng. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Cục Doanh trại.

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị: Cục Doanh trại phải quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về chiến tranh nhân dân, hậu cần toàn dân, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị quyết số 55 của Chính phủ về chương trình hành động chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trên cơ sở nắm vững yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác bảo đảm hậu cần, công tác doanh trại trong tình hình mới. Làm tốt công tác tham mưu cho quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, bảo đảm doanh trại đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng làm nhiệm vụ đột xuất đảm bảo chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, nhất là trên biên giới, biển đảo. Nâng cao khả năng bảo đảm doanh trại cho nhiệm vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện thống nhất quy hoạch và nâng cao chất lượng xây dựng công trình doanh trại toàn quân theo đúng mục tiêu xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, khai thác triệt để các nguồn lực, tăng khả năng bảo đảm xây dựng doanh trại, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, chống thất thoát lãng phí và ổn định cuộc sống ngày càng tốt hơn của bộ đội.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo xử lý chất thải của các nhà máy nhiệt điện

Chiều 10/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì làm việc với các Bộ, ngành, đơn vị hữu quan, chỉ đạo các giải pháp xử lý, sử dụng tro xỉ và giảm tối đa việc ảnh hưởng tới môi trường từ chất thải của các nhà máy nhiệt điện trên toàn quốc.

Theo số liệu thống kê, hiện nay đang có 19 nhà máy nhiệt điện đang vận hành với tổng công suất phát điện 14.480 MW và thải ra khoảng 15 triệu tấn tro, xỉ hàng năm. Trong đó, lượng tro bay chiếm khoảng 75%, còn lại là xỉ. Dự kiến sau năm 2020, con số này sẽ là 43 nhà máy có tổng công suất 39.020 MW với lượng tro xỉ thải ra hơn 30 triệu tấn/năm. Trên thực tế hiện nay, lượng xỉ đáy lò được tái sử dụng khá triệt để trong sản xuất vật liệu xây dựng trong khi lượng tro bay chỉ được sử dụng làm phụ gia cho xi măng, bê tông đầm lăn, gạch không nung nhưng khối lượng không lớn, khoảng 0,5-1 triệu tấn/năm. Nguyên nhân của việc tro bay chưa được tái sử dụng rộng rãi do đặc tính kỹ thuật không phù hợp, độ ẩm và lượng than chưa cháy hết còn cao, chi phí vận chuyển dẫn tới giá thành lớn. Bộ Xây dựng cho biết, nếu được xử lý đạt yêu cầu chất lượng thì tiềm năng sử dụng tro xỉ cho sản xuất xi măng, bê tông và vật liệu xây dựng là khá lớn. Theo tính toán, các nhà máy xi măng có thể tiêu thụ khoảng 2-3 triệu tấn tro bay/năm, các công trình bê tông đầm lăn có thể sử dụng 1 triệu tấn tro bay/năm. Vật liệu không nung cũng có thể sử dụng 1 triệu tấn và cùng các nhu cầu khác, sẽ đảm bảo tiêu thụ 6-8 triệu tấn trong số 11 triệu tấn tro bay mỗi năm hiện nay.

Sự việc xảy ra tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận) đã đặt ra yêu cầu về giải pháp cấp thiết và căn cơ về xử lý, sử dụng một tỷ lệ nhất định tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện. Đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về xử lý, đảm bảo môi trường, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg chỉ đạo triển khai một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Các Bộ, ngành, đơn vị liên quan cũng đã tiến hành kiểm tra tình hình xử lý tro xỉ của các nhà máy, các cơ sở công nghiệp phát thải khác và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tro, xỉ để tái sử dụng vào các mục đích khác nhau.

Tại cuộc làm việc, sau khi rà soát, đánh giá tình hình cũng như việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu đôn đốc quyết liệt hơn nữa các giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ nhằm đảm bảo vừa tiết kiệm năng lượng, vừa giải quyết bài toán tài nguyên, đảm bảo môi trường.

Việc thứ nhất là tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư, nhà máy nhiệt điện từng khu vực để xem xét, tính toán các điều kiện, phương án cụ thể và mức độ tiêu thụ lượng tro xỉ, các phương pháp xử lý môi trường. Trong đó tập trung vào các dự án nhiệt điện cấp thiết về vấn đề này như Vĩnh Tân, An Khánh, Sông Hậu, Vũng Áng,…

Các nhà máy khác đang trong quá trình đầu tư, xây dựng sẽ chỉ được triển khai khi có phương án rõ ràng về xử lý tro xỉ, hoặc có hợp đồng với các đơn vị có nhu cầu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về yêu cầu xử lý, phổ biến các mô hình, cách làm hay mà một số nhà máy nhiệt điện đã thực hiện hiện nay.

Về các giải pháp, Phó Thủ tướng yêu cầu bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng đối với tro, xỉ, làm rõ các chỉ tiêu chất lượng cụ thể ứng với từng lĩnh vực sử dụng để đẩy mạnh việc tái sử dụng tro, xỉ trong sản xuất xi măng, VLXD, bê tông hiện nay. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu để mở rộng các phương án sử dụng, tiêu thụ sản phẩm tro xỉ, đơn cử như kết hợp làm nền đường thay cho cát, làm vật liệu san lấp ở các công trình phù hợp, làm đường giao thông nông thôn,…

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thị sát nông thôn mới Hà Nam

Sáng 10/8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đi thị sát việc thực hiện chương trình tại huyện Duy Tiên và huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Nam về việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.

 “Hà Nam đã có tiền đề từ trước khi thực hiện phong trào nông thôn mới nên có điều kiện phát triển tốt. Ấn tượng là ở việc cuối năm nay sẽ không có xã nào dưới 12 tiêu chí. Quan trọng hơn nữa là tỉnh bắt đầu có mô hình sản xuất hiệu quả, bước đầu đi vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - là điều kiện để sản xuất bền vững, cải thiện đời sống người dân và giảm nghèo có hiệu quả cao hơn”,  Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất, kinh tế nói chung và tái nông nghiệp nói riêng; tích cực sắp xếp các đơn vị sự nghiệp, kêu gọi tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công.

“Đổi mới đơn vị sự nghiệp công thì ý nghĩa chính không phải là giảm chi tiêu ngân sách mà là nâng cao chất lượng dịch vụ công, để người dân được lợi, bản thân người làm dịch vụ công cũng phải hưởng quyền lợi tương xứng”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đối với sản xuất nông nghiệp, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Hà Nam tìm cách nâng cao hơn tính liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. “Hà Nam gần vùng tiêu thụ là Hà Nội và Hải Phòng, nên tiêu thụ đang là vấn đề thuận lợi. Về lâu dài sản xuất phát triển hơn nữa thì tính liên kết phải cao hơn, cần có chính sách kêu gọi sự liên kết, hình thành tổ đội, hợp tác xã để phục vụ cho chế biến, sản xuất, tiêu thụ thì sản xuất mới bền vững”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các cấp chính quyền tỉnh Hà Nam phải quan tâm tới xử lý ô nhiễm môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa làng quê và an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Theo Phó Thủ tướng, “đời sống người dân có tốt hơn nhưng phải bình an thì mới là nông thôn mới”.

Ông Mai Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam cho biết cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực, công nghiệp-xây dựng chiếm 58%, dịch vụ 29,4%, nông-lâm nghiệp-thủy sản 12,6%. Thu nhập đầu người của tỉnh tăng bình quân 30,34%, năm nay ước đạt hơn 42 triệu đồng, vượt chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Hà Nam thuộc nhóm 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về thu hút đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký mới là gần 23.600 tỷ  đồng và 1 tỷ USD.

Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều đề án, mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả. Giá trị sản xuất của lĩnh vực này trong 5 năm qua đạt trên 10.000 tỷ đồng, tăng bình quân 1,57%/năm./.