• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP về thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 13/7/2016.

13/07/2016 20:05
Triển khai các phương án xử lý sai phạm tại Dự án 8B Lê Trực

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ  đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các sai phạm tại Dự án 8B Lê Trực.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 351/TB-VPCP ngày 2/11/2015 và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2016; đồng thời chủ động triển khai các phương án xử lý các sai phạm về vi phạm trật tự xây dựng tại dự án đầu tư xây dựng số 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Tại Thông báo kết luận số 351/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án tại số 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội nêu rõ, việc vi phạm các quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc, đầu tư xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị tại số 8B phố Lê Trực là vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Chủ đầu tư đã bất chấp pháp luật, không thực hiện đúng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo giấy phép xây dựng, đồng thời không thực hiện các yêu cầu của các cơ quan quản lý trật tự xây dựng đô thị. Vụ việc này là biểu hiện yếu kém về hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị. Yêu cầu phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các sai phạm của Chủ đầu tư Dự án và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tại văn bản số 5278/VPCP-KTN ngày 28/6/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2016 về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 351/TB-VPCP ngày 2/11/2015 về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng dự án tại số 8B phố Lê Trực và văn bản số 2174/VPCP-KTN ngày 31/3/2016; có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các hành vi ngăn cản, gây khó khăn của các bên tham gia, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng.

Đẩy mạnh giám sát, bảo vệ quyền cho người lao động

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận Hội nghị thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2016.
Trong năm 2016, Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, viên chức, lao động.

Đồng thời, Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ phối hợp xây dựng chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến công nhân, viên chức, lao động; phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, ý thức công dân cho giai cấp công nhân và người lao động.

Hai bên cũng phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; phối hợp trong việc trao đổi thông tin; tiếp nhận và giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách liên quan trực tiếp đến người lao động.

Cũng tại văn bản này, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến về một số kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, Tổng Liên đoàn được phép tổ chức xây dựng giải thưởng “Doanh nghiệp vì người lao động”. Khi xây dựng giải thưởng cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, tổ chức xét, tôn vinh và trao giải thưởng cho doanh nghiệp.

Về ưu tiên cho người lao động tại Công ty cổ phần có vốn nhà nước được mua cổ phần khi nhà nước thoái vốn, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tổng Liên đoàn nghiên cứu, đề xuất hình thức ưu đãi cụ thể đối với người lao động bảo đảm phù hợp với thực tế, không trái với quy định của pháp luật hiện hành và không phát sinh mâu thuẫn giữa những người lao động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Tổng Liên đoàn nghiên cứu, đề xuất hình thức ưu đãi cụ thể đối với người lao động bảo đảm phù hợp với thực tế, không trái với quy định của pháp luật hiện hành và không phát sinh mâu thuẫn giữa những người lao động.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan liên quan đề xuất phương án xác định lộ trình thực hiện tiền lương tối thiểu của người lao động theo quy định tại Điều 91, Bộ Luật Lao động.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, xây dựng Đề án “Cung ứng dịch vụ và truyền thông tư vấn trực tiếp cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất về chăm sóc sức khỏe sinh sản”, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2016.

Trong thời gian qua, Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã  thực hiện khá tốt Quy chế phối hợp. Tổ chức công đoàn tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật và động viên công nhân, viên chức, người lao động thi đua lao động sản xuất, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia...

Quảng Ninh là đơn vị hành chính tỉnh loại I

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1350/QĐ-TTg điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ninh từ loại II lên loại I.

Trong những năm trở lại đây, dù trong bối cảnh nhiều khó khăn nhưng với sự lãnh đạo, chỉ  đạo kịp thời, quyết liệt của hệ thống chính trị tỉnh, kinh tế xã hội Quảng Ninh đã đạt được thành tựu nổi bật. Kinh tế của tỉnh phục hồi và tiếp tục phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

Tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh 5 năm qua tăng 116% so với 2010, luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có số thu cao nhất cả nước. Đặc biệt, phát triển đô thị luôn được mở rộng và được coi là nhiệm vụ mang tính chiến lược, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.

Thành lập BQL Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1351/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh trên cơ sở tổ chức lại Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Văn hóa, Danh thắng và Du lịch Núi Bà Đen thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Quản lý Khu rừng Văn hóa - lịch sử Núi Bà trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh.

Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát triển Khu Di tích lịch sử Văn hóa và danh thắng Núi Bà Đen; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu rừng lịch sử văn hóa và danh thắng Núi Bà Đen theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Tây Ninh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh.

Tạo bước đột phá để Nam Định đạt tỉnh nông thôn mới

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định.

Tại Thông báo này, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Nam Định cần tạo bước đột phá phát triển để Nam Định đạt tiêu chí là tỉnh nông thôn mới, có một số ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại; từng bước xây dựng Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Nam Định sớm ban hành kế hoạch và cơ chế xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 phù hợp với thực tế và nguồn lực. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất quy mô lớn, khuyến khích phát triển các sản phẩm có thế mạnh của Tỉnh. Có giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp. Quan tâm phát triển thị trường bán lẻ. Khẩn trương triển khai các dự án đã được cấp phép đầu tư; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nhất là về thủ tục đầu tư và giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó rà soát, điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng, tăng cường quản lý thực hiện quy hoạch các ngành, lĩnh vực. Các bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ Tỉnh trong đầu tư kết nối giao thông và phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Tỉnh cũng cần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Quan tâm làm tốt chính sách tôn giáo. Có giải pháp hữu hiệu bảo đảm an toàn giao thông; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Về dự án tuyến đường trục kết nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, Tỉnh xây dựng phương án đa dạng nguồn vốn đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý về chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển (đoạn qua tỉnh Nam Định), giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì lập phương án thi công toàn tuyến, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đây là tuyến đường quan trọng tạo điều kiện phát triển một vùng đông dân cư của tỉnh Nam Định.

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý về chủ trương đầu tư xây dựng Khu Trung tâm lễ hội thuộc Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích, lịch sử văn hóa Trần - Nam Định, Tỉnh tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, rà soát quy mô, tổng mức của dự án, phân kỳ đầu tư, hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, trình Thủ tướng Chính phủ.

Làm rõ phản ánh nhà máy chế biến rác thải Việt Trì gây ô nhiễm


Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu UBND tỉnh Phú Thọ khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề báo chí phản ánh việc Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì gây ô nhiễm môi trường.

Thời gian qua, báo chí phản ánh việc Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì (xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Về việc này, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu UBND tỉnh Phú Thọ khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề báo chí phản ánh, có biện pháp giải quyết dứt điểm hành vi gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7/2016.

Tăng cường dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài”.

Mục tiêu nhằm xây dựng và duy trì chương trình dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến (gồm 6 trình độ) căn bản, thiết thực, hiệu quả, phù hợp, dễ tiếp cận cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm giúp cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ có đủ vốn tiếng Việt để thường xuyên sử dụng, góp phần duy trì và phát huy ý thức hướng về cội nguồn, tình cảm hướng về quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Xây dựng Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án sẽ xây dựng Chương trình dạy tiếng Việt căn bản theo Khung năng lực tiếng Việt 6 trình độ (từ bậc 1 đến bậc 6); biên soạn giáo trình, hệ thống bài giảng, bài tập, công cụ kiểm tra đánh giá trực tuyến.

Đề án Biên soạn các chương trình, tài liệu dạy tiếng Việt theo chuyên đề, chủ đề thông dụng như: Chương trình phát triển, thực hành tiếng Việt (chỉnh ngữ âm tiếng Việt); tài liệu dạy tiếng Việt song ngữ Việt - Anh; tài liệu tiếng Việt chuyên ngành qua ngữ liệu văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn; tài liệu hỗ trợ người học (sổ tay tiếng Việt giao tiếp thông dụng, sổ tay tiếng Việt du lịch, sổ tay tiếng Việt trong văn hóa ẩm thực, sổ tay tiếng Việt thương mại).

Xây dựng Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến, bao gồm: hạ tầng kỹ thuật truyền thông và mạng; các phần mềm ứng dụng dạy trực tuyến, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm tổ chức dạy học tiếng Việt, thi trực tuyến; đào tạo đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên; đội ngũ kỹ thuật viên; tập huấn giáo viên sử dụng phần mềm; tổ chức vận hành, quản lý, duy trì hoạt động Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến thông qua việc bố trí giáo viên giảng dạy, giáo viên quản lý lớp học và hướng dẫn người học; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Gia hạn Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm

Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn thời gian thực hiện Dự án "Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, giai đoạn 2" vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á đến hết ngày 30/6/2017.

Điều chỉnh dự án thoát nước và xử lý nước thải Dĩ An

Thủ tướng Chính phủ đồng ý về điều chỉnh nội dung Chủ trương đầu tư Dự án "Thoát nước và xử lý nước thải khu vực Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, giai đoạn thực hiện, vận hành và bảo dưỡng sử dụng tài trợ của Chính phủ Hà Lan theo Chương trình Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ORIO .

Thủ tướng Chính phủ đồng ý nội dung dự thảo Thỏa thuận tài trợ Dự án "Thoát nước và xử lý nước thải khu vực Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, giai đoạn thực hiện, vận hành và bảo dưỡng" sử dụng tài trợ của của Chính  phủ Hà Lan trong khuôn khổ Chương trình ORIO.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với đại diện Cơ quan doanh nghiệp Hà Lan hoàn thiện và ký kết Thỏa thuận tài trợ Dự án; xác định rõ cơ cấu và phương án bố trí vốn đối ứng cho Dự án; chịu trách nhiệm nếu Dự án bị chậm tiến độ do không bố trí được đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho Dự án; chỉ đạo thực hiện Dự án theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị hạn hán

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc lựa chọn tư vấn chuẩn bị dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán" vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ  đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu để lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu tư vấn chuẩn bị Dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán" vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á, giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật về  đấu thầu và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đảm bảo Dự án được đàm phán, triển khai thực hiện đúng tiến độ; vốn cho gói thầu được bố trí theo tiến độ thực hiện; nhà thầu thực hiện gói thầu đáp ứng được năng lực, kinh nghiệm, chất lượng, tiến độ phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của Ngân hàng Phát triển châu Á. Chịu trách nhiệm chuẩn bị, triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả kinh tế, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Về nguồn vốn đối ứng để thực hiện các gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung danh mục chuẩn bị dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán” trong kế hoạch năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động bố trí vốn trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển được duyệt năm 2016 của Bộ để thực hiện.

Đề nghị gia hạn giải ngân dự án thoát nước cải thiện môi trường Hà Nội


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về việc gia hạn thời hạn giải ngân dự án "Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - dự án II" sử dụng ODA vốn vay Nhật Bản.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trao đổi, thống nhất với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và gửi Công hàm đề nghị Chính phủ Nhật Bản gia hạn thời hạn giải ngân của Hiệp định vay VNXVI-3 cho dự án "Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - dự án II" đến ngày 31/12/2016; đồng thời, bảo đảm việc gia hạn thời hạn giải ngân không làm phát sinh tăng chi phí dự án và sử dụng vốn vay hiệu quả.

Chuyển mục đích sử dụng đất tại 2 địa phương

Thủ tướng Chính phủ vừa có  ý kiến chỉ đạo về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn thành phố Hải Phòng và tỉnh Long An.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ  đồng ý UBND thành phố Hải Phòng quyết định chuyển mục đích sử dụng 48 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.
 
Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng  1.429,11 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hỗ trợ tái định cư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang


Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hạng mục mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang thuộc Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Ngang - quốc lộ 1, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức triển khai thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Rà soát điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT hàng không

Tại văn bản 5773/VPCP-KTN, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện việc đánh giá môi trường chiến lược đối với điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (điều chỉnh Quy hoạch) theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, rà soát các nội dung điều chỉnh Quy hoạch phù hợp với quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam, đối với các nội dung điều chỉnh khác (gồm: mạng đường bay, đội tàu bay của các hãng hàng không, quản lý và đảm bảo hoạt động bay, công nghiệp hàng không, doanh nghiệp hàng không, nguồn nhân lực và cơ sở đào tạo) chỉ định hướng phát triển; hoàn thiện dự thảo Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.