Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Trên đây là những ý kiến nổi bật của các đại biểu Quốc hội ở phiên thảo luận về Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) trong chiều nay (30/10).
Dự thảo Luật Đấu thầu được trình Quốc hội kỳ họp này đã có những tiếp thu, chỉnh lý cơ bản về nhiều nội dung. Ý kiến của đại biểu nêu trong kỳ họp tiếp tục đưa ra nhiều kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhằm tăng cường tính cạnh tranh, đảm bảo công khai, minh bạch trong đấu thầu hiện nay.
Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết cho rằng, để tránh tình trạng liên thông, tiêu cực không ít trong đấu thầu hiện nay thì luật phải quy định rõ để bảo đảm tính độc lập về pháp lý và tài chính giữa nhà thầu với nhà thầu, nhà thầu với chủ đầu tư và các chủ thể khác như: Với đơn vị xét thầu, tư vấn, tổ chuyên gia,… quy định rõ hơn về việc hủy thầu và trách nhiệm khi có dấu hiệu thông thầu, tiêu cực trong đấu thầu.
Ý kiến của đại biểu Nguyễn Quốc Bình, Phan Văn Quý, Nguyễn Văn Sơn,… lại quan tâm tới các điều kiện trong tham gia đấu thầu, chỉ định thầu. Các ý kiến này cho rằng cần quy định chặt chẽ hơn với các tiêu chí cụ thể về các đối tượng, hạn chế chỉ định thầu, chỉ áp dụng đối với những dự án cấp bách, cố gắng “lường” hết các tình huống cần chỉ định thầu để tạo sự chặt chẽ, tránh lạm dụng trong quá trình tổ chức thực hiện.
Nhiều ý kiến đánh giá sự phổ biến của hình thức này khi đưa dẫn chứng số liệu Bộ KHĐT, số lượng gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, bao gồm cả đầu tư phát triển và chi thường xuyên năm 2011 là 70%, năm 2012 là 73% so với tổng số gói thầu.
Theo giải trình của UBTVQH, để ngăn ngừa chỉ định thầu tràn lan, dự án Luật sẽ tạo hạn mức chỉ định thầu không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn và không quá 200 triệu đồng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên. Ngoài ra, dự thảo cũng nghiêm cấm hành vi chia nhỏ dự án thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu.
Nhiều đại biểu cũng bày tỏ lo ngại và kiến nghị những quy định để ngăn chặn tình trạng nhà thầu một lúc nhận thầu quá nhiều, dẫn tới không đủ nguồn lực để thực hiện, hay tình trạng các nhà thầu chính “bán” dự án cho thầu phụ, chèn ép thầu phụ ở một số gói thầu có yếu tố nước ngoài hiện nay.
Tương tự, nhằm nêu cao hiệu quả công tác đấu thầu, các ý kiến chung đề nghị nhấn mạnh hơn nữa các trách nhiệm của các chủ thể tham gia đấu thầu, không quy định theo kiểu “dàn trải và dàn hàng ngang” bởi dễ dẫn tới tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, khó phân định…
Đặc biệt, với vấn đề đầu thầu thuốc vốn “nóng” từ lâu và được sự quan tâm của dư luận, nhiều đại biểu hoan nghênh việc dự Luật bổ sung mục riêng về việc đấu thầu mua thuốc, vật tư, thiết bị ngành Y tế. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng cần quy định chi tiết hơn hoặc mở rộng phạm vi để đấu thầu thực sự là phương pháp hữu hiệu giúp quản lý giá thuốc phù hợp với nhu cầu của nhân dân.
Nhằm bao quát đầy đủ phạm vi đấu thầu, đại biểu Trần Xuân Hòa đề nghị bổ sung hình thức đầu tư PPP, một số dịch vụ trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án.