• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dùng hàng hiệu thế nào là đúng?

(Chinhphu.vn) - Những người có điều kiện coi việc sử dụng hàng hiệu chính là nghệ thuật tiêu dùng. Ngược lại, có những người dù không giàu nhưng luôn đề cao quần áo, phụ kiện phải là hàng hiệu (hoặc nhái hàng hiệu) để được người khác trầm trồ “đẳng cấp”, thì lúc đó họ đang bị chính món đồ đó sở hữu lại mình.

11/07/2013 17:51

Ngoài giá trị thương hiệu, ý nghĩa thời trang, mỗi món đồ hàng hiệu còn là một sản phẩm có chất lượng cao gấp nhiều lần so với các sản phẩm cùng loại, chứng tỏ sự sang trọng, lịch lãm và hiểu biết của chủ nhân.

Đồ hiệu = đẳng cấp hiểu biết

“Không phải ai cũng hiểu một chiếc túi Hermes không chỉ là một thương hiệu nổi tiếng mà còn là một sản phẩm thủ công được làm hết sức cầu kỳ và nhiều người mua nó không phải để người khác nhìn vào mà đơn giản vì họ trân trọng những sản phẩm”.

Đây không phải là tâm sự của một quý bà thành đạt nào đó mà  của anh Hoàng Hải, người đã có nhiều năm du học tại Vương quốc Anh và hiểu về các thương hiệu quốc tế, hiện quản lý một chuỗi công ty đa ngành.

Theo anh Hải, sử dụng đồ hiệu thế nào là cả một quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng, tích luỹ kiến thức cũng như khả năng tài chính của những ai thực sự yêu thích, để không trở nên khoe mẽ, phô trương một cách kệch cỡm.

Tiếp xúc với những người thành đạt, am hiểu rõ từng thương hiệu, người viết ghi nhận họ có chung quan điểm rằng: Đừng bao giờ trở thành nô lệ của hàng hiệu. Tín đồ hàng hiệu cần phải tỉnh táo, biết mình mua vì mục đích gì, sử dụng khi nào, ở đâu để vừa thoả mãn sở thích, vừa phù hợp với khả năng tài chính, đảm bảo tính ứng dụng cao cũng như thể hiện được nền tảng văn hoá của mình.

Đẳng cấp… nhái

Thực tế đang tồn tại xu hướng nhìn và đánh giá con người qua vẻ bề ngoài. Một người sử dụng đồ càng đắt tiền thì càng được coi là sành điệu, chịu chơi. Chính những suy nghĩ như vậy đã khiến nhiều bạn trẻ đang gồng mình lao vào cuộc đua hàng hiệu bằng cách đi thuê hoặc mua đồ nhái, đồ rởm để chứng tỏ mình thuộc về mảnh đất mang tên “đẳng cấp”, tự tạo ảo giác phù du về sự sang trọng của chính mình.

Cũng có một số người nghĩ rằng bằng cách sử dụng các thương hiệu xa xỉ giống, họ sẽ nhận được sự tôn trọng và giành được những cơ hội "làm ăn" từ đối tác. Vì thế, họ phải “gồng” lên với những món đồ trên người mà quên đi mất tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, uy tín mới là thứ đối tác của họ cần.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những người thích khoe mẽ bằng đồ rởm là những người có phần “rởm đời” trong tính cách, lối sống. Nếu có tiền thì hãy mua hẳn hàng hiệu mà dùng, còn nếu chưa đủ tiền thì cứ dùng hàng bình thường cho phù hợp với cuộc sống của mình, ý kiến này đã nhận được nhiều đồng tình của những tín đồ hàng hiệu.

Hàng hiệu là sản phẩm của công nghệ cao, của sự chế tác tinh xảo, bản thân chúng đã vượt qua vị trí là một món hàng tiêu dùng bình thường, tạo nên sức hút khó cưỡng với nhiều người. Nhưng quần áo, đồng hồ, điện thoại và thậm chí là ô tô, xe máy... hàng hiệu vẫn sẽ lỗi mốt và bị thay thế, nhưng “đẳng cấp” về trí tuệ, nhân cách mới là điều các bạn trẻ nên bồi đắp và hướng tới.

Liên Phương

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi