• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Góc nhìn đa diện về gia đình

(Chinhphu.vn) – Cùng với sự phát triển, xã hội ngày càng xuất hiện nhiều dạng thức gia đình mới. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần nhìn gia đình với lăng kính mới.

28/06/2013 19:19

Hai mẹ con chị Phùng Thị Hậu tại Ngày hội gia đình. Ảnh VGP/Nguyệt Hà

Ngày hội gia đình do Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường, Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình & môi trường trong phát triển và Tổ chức thúc đẩy và bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam… tổ chức (ngày 28/6) đã giới thiệu với cộng đồng về 4 dạng thức gia đình mới của xã hội hiện đại.

Những dạng thức mới

Đó là gia đình mẹ, (bố) đơn thân; gia đình đồng tính, song tính, chuyển giới; gia đình khuyết tật và gia đình đa thành phần (đa chủng tộc, đa huyết thống); gia đình ông bà cháu (không có bố mẹ); gia đình người có H (HIV)…

Tại Ngày hội gia đình này, đại diện của những gia đình đặc biệt này đã tự giới thiệu, chia sẻ  những quan điểm về gia đình hạnh phúc, về cuộc hôn nhân của họ.

Long Cao - thành viên của một gia đình đồng tính bức xúc vì những thiệt thòi do sự kỳ thị của xã hội với người đồng tính. Đơn giản đó chỉ là chuyện người “vợ” hoặc “chồng” khi phải cấp cứu trong bệnh viện thì họ không được phép ký chứng nhận đảm bảo nhập viện, hay mổ cho người kia. Theo Long, người đồng tính cũng là một sản phẩm của tự nhiên, của tạo hóa, không có thế giới của người dị tính riêng hay người đồng tính riêng, mà chỉ có một thế giới chung mà ở đó con người sống có yêu thương, cảm thông cho nhau hay không.

Hoặc như hoàn cảnh của hai mẹ con chị Phùng Thị Hậu, vốn là người khuyết tật vì hoàn cảnh, lý do riêng mà con chị không được bố thừa nhận. Chị đã cố gắng chống chọi, vượt qua những khó khăn về vật chất, sự dè bỉu hắt hủi của xã hội, thâm chí của chính người thân mình để bù đắp cho con sự thiếu hụt về tình cảm cũng như vật chất. Dần dần chị đã vượt lên trên số phận, khẳng định vị thế của mình, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, chăm sóc nuôi dạy con trai chu đáo. Hiện bé Nam con chị đã lớn, và chị đang là Phó chủ tịch Hội người khuyết tật huyện Ba Vì.

Nói là mới song những dạng thức gia đình này thực ra vẫn âm thầm tồn tại lâu nay trong xã hội. Chỉ có điều trong suy nghĩ của số đông, những gia đình như vậy vẫn là một cái gì đó không bình thường, đáng thương hại, đáng ghê chứ không phải là một gia đình thực sự. Có lẽ, đã đến giai đoạn người cần nhìn nhận rằng hạnh phúc của mỗi cá nhân chúng ta mới là điều quan trọng nhất.

Đã đến lúc nhìn gia đình dưới lăng kính mới

Dễ nhận thấy, tâm sự chung của những gia đình này đó là mong muốn nhận được sự sẻ chia, cảm thông, thừa nhận của xã hội với mái ấm của họ. Điều họ cần nhất chỉ là sự tôn trọng những khác biệt của dạng thức gia đình đó bằng cách hãy coi họ như những gia đình bình thường khác.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (Nguyên giảng viên khoa Văn hóa gia đình, Đại học Văn hóa), những dạng thức gia đình đó chỉ đơn giản là “mỗi kiểu loại gia đình, mỗi lối đi kiếm tìm hạnh phúc”. Suy cho cùng, các dạng thức gia đình khác nhau cũng chỉ là cách mỗi cá nhân tìm kiếm hạnh phúc theo cách của mình. Họ không tìm thấy hạnh phúc, không tìm thấy chính bản thân mình trong những mô hình gia đình lý tưởng được cả xã hội thừa nhận, tôn vinh ấy.

Cô Mai lý giải: “Quan điểm hạnh phúc của mỗi chúng ta khác nhau, do vậy chúng ta tạo dựng một gia đình hạnh phúc cũng khác nhau. Chúng ta không thể mang quan niệm hạnh phúc của người này ra so chiếu với người khác rồi áp đặt cho họ và cho rằng như thế mới là đúng”.

Có rất nhiều quan điểm về hạnh phúc, nhưng cô Mai cho biết rất tâm đắc quan điểm “hạnh phúc là có mình trong người khác, có người khác trong mình”. Tức là mình được người khác yêu thương và mình có người để yêu thương. “Cho nên với những dạng thức gia đình dù khác nhau nhưng tôi vẫn thấy có 1 điểm chung đó là họ tìm thấy hạnh phúc, yêu thương trong đó”.

Những dạng thức gia đình khác nhau, dù là mẹ đơn thân, gia đình đồng tính, gia đình khuyết tật, gia đình đa thành phần thì cũng chỉ là cái vỏ. Điều quan trọng nhất là họ tìm thấy tình yêu thương, tìm thấy bản thân mình, được sống thật là mình trong mái ấm gia đình.

Bởi lẽ, một gia đình theo đúng chuẩn xã hội có đầy đủ bố mẹ dị tính, nghề nghiệp, kinh tế đàng hoàng nhưng bố mẹ con cái không yêu thương, chăm sóc nhau, không thể chia sẻ, không tìm thấy tiếng nói chung, thờ ơ với nhau thì thực chất đó không phải là một gia đình, một mái ấm đúng nghĩa.

Phải chăng, đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận lại khái niệm thế nào là một gia đình. Thay vào  đề cao, nhìn vào bề ngoài đầy đủ đẹp đẽ, chúng ta cần nhìn nhận thực chất hơn đó là tình yêu thương, hạnh phúc có tồn tại trong gia đình ấy, dưới những mái nhà?

Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, sự xuất hiện của những dạng thức gia đình mới cũng là 1 điều thuận theo lẽ tự nhiên, theo quy luật tiến hóa của xã hội loài người và không gì có thể ngăn cản điều đó.

Chúng ta, số đông trong xã hội vốn vẫn tự cho mình là bình thường tại sao không thể tôn trọng sự khác biệt thiểu số. Bởi chính sự khác biệt ấy đem lại một thế giới muôn màu, đa dạng. Hãy đặt mình vào suy nghĩ, cảm nhận, hoàn cảnh của họ để đánh giá, nhìn nhận thậm chí phán xét cách lựa chọn hạnh phúc của họ.

Theo nhiều đại biểu, với một xã hội văn minh, phát triển, hiện đại gia đình cần một cái nhìn cởi mở hơn, thông thoáng hơn và nhân văn hơn. Dù đó là gia đình đồng tính hay dị tính, gia đình đa thành phần, đa quốc tộc, gia đình khuyết tật, gia đình mẹ, bố đơn thân… thì đó vẫn là một gia đình mà ở đó mỗi người đã tự vật lộn với sự khác biệt của mình để dung hòa với những cá nhân khác cùng nhau tạo ra một sản phẩm chung đó là một mái ấm đầy tình yêu thương.

Nếu chính những người tưởng như không bình thường, không lành lặn, không đầy đủ ấy đã tự vượt lên chính mình, vượt qua những dị biệt ấy để đến với nhau vì cùng mưu cầu hạnh phúc, vậy tại sao chúng ta, những người bình thường lại không thể vượt qua những định kiến để chấp nhận tôn trọng họ?

Nguyệt Hà