• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

‘Mở kho’ tư liệu quý về văn hóa Việt-Pháp

(Chinhphu.vn) - Sau gần 2 năm triển khai (từ 2019-2020), dự án Cổng thông tin Pháp-Việt: Thư viện Hoa Phượng Vĩ đã cơ bản hoàn thành và "mở cửa” cho các nhà nghiên cứu, công chúng truy cập trực tuyến tại địa chỉ: https://heritage.bnf.fr/france-vietnam từ đầu năm 2021.

08/04/2021 10:53
Cổng thông tin Pháp-Việt
Đây là dự án thư viện số nằm trong khuôn khổ chương trình thỏa thuận hợp tác giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Quốc gia Pháp (BnF).  

Nội dung trên cổng thông tin là những tài liệu phản ánh bức tranh sống động về mối quan hệ tương tác lịch sử, văn hóa, văn học giữa hai nước Việt Nam-Pháp từ thế kỷ XVII (năm 1922) đến giữa thế kỷ XX (năm 1954). Khoảng 2.164 tài liệu được tập hợp, số hóa  từ các kho lưu chiểu của hai Thư viện Quốc gia Việt, Pháp cũng như Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển Pháp (CIRAD) để đăng tải trên cổng thông tin.  

Số tài liệu trên được phân vào 8 nhóm chủ đề: Lưu chuyển, truyền thống, tư tưởng, văn học, chuyển giao văn hóa, các triều đại và chính quyền, khoa học và xã hội, đời sống kinh tế. Mỗi thư mục chủ đề lớn này lại chia thành các tiểu mục.

Nhiều tư liệu trong số này chủ yếu tập trung vào các tư liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Hình thức các tài liệu khá đa dạng. Ngoài tài liệu in, còn có các tài liệu bằng hình ảnh, âm thanh rất quý hiếm.

Theo các chuyên gia, dự án Cổng thông tin Pháp-Việt đã mở ra cơ hội để cho các các nhà nghiên cứu dân gian Việt Nam tiếp cận với những tài liệu gốc, giúp làm sáng tỏ cũng như phục vụ việc khôi phục một số lễ hội dân gian bị mai một, đồng thời phản ánh chính xác quá trình tiếp xúc, giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt-Pháp.

Cổng thông tin có thể truy cập bằng tiếng Pháp và tiếng Việt.
NT