• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Doanh nghiệp mong giảm lãi suất nợ cũ

(Chinhphu.vn) – Chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ của các doanh nghiệp kể từ 15/7 đang được nhiều doanh nghiệp mong đợi, bởi phần lớn đều cho rằng sẽ có tác động tích cực với “sức khỏe” hiện nay của doanh nghiệp.

11/07/2012 18:11

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động Ngân hàng và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012 (ngày 7/7), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu lãnh đạo các ngân hàng phải sớm chỉ đạo các chi nhánh điều chỉnh lãi suất đối với các khoản vay cũ của doanh nghiệp xuống dưới 15%/năm.

Việc giảm lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, dồn sức tập trung vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Cơ hội để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Đến thời điểm này, mặc dù chưa đến thời hạn để các ngân hàng điều chỉnh lãi suất các khoản nợ cũ lãi cao xuống còn 15%, nhưng doanh nghiệp của bà Nguyễn Thị Hằng (Công ty CP xuất nhập khẩu Tân Hồng, Hà Nội) đã tỏ ra khá sốt ruột.

Bà Hằng cho biết, trong điều kiện hiện nay của công ty, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước là hết sức cần thiết và kịp thời. Một mặt, Công ty sẽ giảm được đáng kể tiền lãi vay phải trả cho ngân hàng, mặt khác Công ty sẽ có cơ hội khai thác được các lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận trên 20% mà trước đây không thể triển khai được.

Do đặc thù của Công ty là sản xuất bột giấy cần đầu tư số vốn lớn, theo ước tính của bà Hằng, nếu lãi suất các khoản vay cũ của Công ty (trung hạn và dài hạn) được giảm về mức 15%/năm, thì Công ty sẽ tiết kiệm được khoảng 40 tỷ đồng/1 năm. Như vậy, sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, dồn sức tập trung vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Còn theo tính toán của ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tổng hợp Đức Thành, Hà Nội, nếu lãi suất khoản vay 5 tỷ đồng của doanh nghiệp được hạ xuống 15%, doanh nghiệp ông sẽ dành 100 triệu đồng tiền được giảm lãi vay này thực hiện một số chương trình khuyến mại nhỏ cho người tiêu dùng để sản phẩm của doanh nghiệp bán chạy hơn, vòng quay tài chính nhanh hơn, và như thế tạo được thêm công ăn việc làm cho công nhân…. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp tục đầu tư và có nhiều cơ hội để giải tỏa được số hàng tồn kho.

Cho rằng, tình hình lãi suất các khoản vay nợ cũ vẫn chỉ giảm “nhỏ giọt” hoặc không đáng kể so với lãi suất huy động, bà Phan Hoàng Anh, Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản và Thương mại Hiền Anh, Hà Nội chia sẻ: Hiện nay doanh nghiệp của bà đang vay ngân hàng 5 tỷ đồng, với lãi suất 22,5%/năm, nếu được xem xét hạ lãi suất khoản vay cũ này thì cứ hạ 1% lãi suất/năm doanh nghiệp của bà sẽ tiết kiệm được gần 10 triệu đồng/tháng, tương đương với việc đảm bảo được tiền lương tháng cho khoảng 2,5 lao động.

“Thời gian qua người lao động đã đồng cam cộng khổ cùng doanh nghiệp, bởi vậy, nếu được hạ lãi suất, doanh nghiệp tôi sẽ có thêm chi phí để bù đắp cho người lao động, để những người lao động đang gắn bó với doanh nghiệp có thêm điều kiện cải thiện cuộc sống”, bà Hoàng Anh nói.

Cần gỡ vấn đề vốn – hàng tồn kho – tiêu thụ chậm

Theo phân tích của ông Nguyễn Văn Phương, Kế toán trưởng Công ty CP Rau quả Tiền Giang, vừa qua khi lãi suất cho vay giảm thì ngân hàng chỉ áp giảm lãi đối với những khoản vay mới, còn những hợp đồng tín dụng cũ thì vẫn áp dụng mức lãi suất cao trước đó. Như vậy nếu doanh nghiệp có nguồn vốn trả các hợp đồng tín dụng cũ, vay lại mới thì mới được áp dụng lãi suất mới. Nhưng đối với doanh nghiệp đang khó khăn, hàng tồn kho nhiều, tiêu thụ chậm thì việc trả nợ các hợp đồng tín dụng cũ gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, theo đánh giá của ông Phương, chỉ đạo này của Ngân hàng Nhà nước không chỉ giúp các doanh nghiệp thoát được khoản chi phí lớn do lãi suất vay cao mà còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được các khoản vay mới với lãi suất thấp.

Ông Dương Tất Khiêm, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1, Hà Nội cho rằng, việc áp dụng chính sách này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp các công trình dân dụng, luôn cần một lượng vốn lớn. Tuy nhiên, ông Khiêm cho rằng, động thái này cũng phần nào khiến ngân hàng gặp một số khó khăn vì nợ xấu. Việc giảm lãi suất có thể khiến các ngân hàng thiếu hụt nguồn bù đắp các chi phí dự phòng rủi ro.

Do đó, ông Khiêm đề xuất, để thực hiện tốt chính sách này thì Ngân hàng Nhà nước nên có giải pháp kèm theo để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc hỗ trợ nguồn vốn giá thấp…

Theo bà Hoàng Anh, Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản và Thương mại Hiền Anh, thông tin giảm hạ lãi suất như tạo ra một luồng sinh khí cho doanh nghiệp vào thời điểm này. Việc hạ lãi suất thể hiện quan điểm của ngân hàng là cứu doanh nghiệp, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Bởi thế, bà Hoàng Anh đề nghị, đi cùng với việc áp dụng chính sách này, cần có chế tài mạnh để giám sát hoạt động của các ngân hàng. “Làm thế nào để các ngân hàng lắng nghe và thực hiện nghiêm túc mới là vấn đề cần phải bàn”, bà Hoàng Anh nói.

Đồng quan điểm về việc ngân hàng đã chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện nay, ông Nguyễn Giang Long – Giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí Cửu Long, TP Hồ Chí Minh mong muốn, để chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đi vào cuộc sống, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp kiểm tra mặt bằng chung về hoạt động tín dụng của các ngân hàng và mặt bằng chung về lãi suất, cũng như định mức sinh lời (3,8-4%/năm) về hoạt động tín dụng mà các ngân hàng thương mại đưa ra.

Hỗ trợ đồng bộ để doanh nghiệp vượt khó

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, việc yêu cầu các ngân hàng rà soát và giảm lãi suất vay như vậy đã giúp đỡ một phần không nhỏ cho các doanh nghiệp nhưng lãi suất vay cao chỉ là một phần khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay.

Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện khôi phục nền kinh tế, ông Lĩnh kiến nghị cần có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm cắt giảm các khoản chi phí khiến giá thành các sản phẩm của doanh nghiệp tăng trong thời gian qua, giúp tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Tòng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày cũng nghĩ rằng, việc sản xuất của doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn không chỉ do lãi suất vay cao mà còn do doanh nghiệp hiện phải chịu rất nhiều sức ép từ giá cả chi phí sản xuất như giá điện, giá nước… Vì vậy, bà Tòng cho rằng, doanh nghiệp cần được hỗ trợ từ nhiều mặt, hỗ trợ đồng bộ thì mới có thể vượt qua được giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.

Ông Trần Ngọc Điệp, Kế toán trưởng Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn cho rằng, các khu công nghiệp là khu vực tạo việc làm cho rất nhiều lao động và cũng là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên rất cần được hưởng mức lãi suất vay ưu đãi. Bởi vậy, ông Điệp mong muốn nhà nước có thêm các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân