• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khó quản lý hóa chất tẩy trắng thực phẩm

Từ lâu hóa chất tẩy rửa độc hại để tẩy trắng thực phẩm đã được sử dụng và bày bán công khai, nhưng đến nay các ngành chức năng vẫn thiếu kiến thức trong việc kiểm soát chất phụ gia này.

02/03/2011 15:45

Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, có đến 2/3 số hóa chất phụ gia thực phẩm, công nghiệp và hương liệu được bày bán công khai trên thị trường đều không rõ nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ. Nạn sang chai, đóng gói phụ gia thực phẩm và hóa chất công nghiệp được bày bán tràn lan, nhưng không tuân thủ quy định của pháp luật.

Điều đáng báo động là hầu hết các loại hóa chất tẩy trắng như hydrogen peroxide, sunphít magiê, sunphua dioxit, natri oxit... dùng để chế biến thực phẩm trôi nổi trên thị trường hiện nay, đều thuộc loại cấm dùng trong chế biến thực phẩm.
Dù đã quy định hóa chất công nghiệp là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nhưng có thể do chế tài không đủ sức răn đe, nên những người bán vì lợi nhuận đã cố ý bán các chất độc hại này để chế biến thực phẩm.

Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM, thì có đến 80% các mẫu ngó sen, rau muống, chân gà, nấm tuyết... và nhiều mẫu hải sản lấy ở các chợ, quán ăn đã được ngâm chất tẩy trắng là hóa chất công nghiệp trước khi chế biến thành phẩm.

Trong khi đó, với hải sản nếu để bị ươn, cũng không còn cách nào khác là nhờ phù phép của chất tẩy trắng. Chỉ sau vài chục phút khi ngâm chất tẩy trắng, hải sản sẽ trở nên cứng, trắng và sạch hơn. Còn các loại bánh tráng, bột dưới dạng sợi như bánh canh, bánh hỏi, bún, miến... cũng nhờ hóa chất tẩy trắng mới thu hút được thực khách.

Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy rõ những ẩn họa từ hóa chất tẩy trắng thực phẩm. Vì thế, để kiểm soát được thực trạng báo động trên, chúng ta phải có các chế tài với những hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn và tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm.

Ở Trung Quốc đã có luật cấm toàn bộ hóa chất và phụ gia thực phẩm thiếu an toàn, nhà sản xuất sẽ phải ghi đầy đủ các chất phụ gia đã sử dụng trên nhãn mác sản phẩm. Đồng thời người tiêu dùng được bồi thường gấp 10 lần số tiền họ bỏ ra khi mua phải thực phẩm kém chất lượng.

Còn tại Việt Nam, nhìn toàn cảnh bức tranh về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thì rõ ràng chúng ta vẫn chưa thể quản lý được. Trong khi các ngành chức năng quản lý thiếu kiến thức về hóa chất, thì người tiêu dùng cần tỉnh táo hơn trong việc mua bán, nhất là những chất phụ gia thực phẩm. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề khiến các nhà chức trách đau đầu trong nhiều năm qua, nhưng không biết đến bao giờ mới có thể giải quyết triệt để.

Đình Hòa