• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

1.000 đại biểu dự hội nghị khoa học về bệnh lao

(Chinhphu.vn) - Hội nghị Lao và Bệnh phổi khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 4 và Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ 5 đã được tổ chức tại Hà Nội với hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế đến dự.

11/04/2013 07:08

Hội nghị diễn ra từ 10 - 13/4 có chủ đề “Tối ưu hóa tiếp cận để áp dụng tốt các công nghệ mới trong chăm sóc sức khỏe phổi” với sự tham gia đông đảo của gần 1.000 đại biểu là các nhà khoa học hàng đầu trong nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 250 báo cáo khoa học.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lao là căn bệnh thứ 2 sau HIV/AIDS là tác nhân gây tử vong cao nhất. Những tiến bộ trong điều trị các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc còn chậm, các chủng lao kháng đa thuốc tăng lên, đạt tới 60.000 ca trên toàn thế giới trong năm 2011.

Về dịch tễ, số trường hợp mắc bệnh lao cao nhất là châu Á và châu Phi, còn ở Ấn Độ và Trung Quốc, số người mắc chiếm 40% các trường hợp bệnh lao trên thế giới.

Bệnh lao ngày càng diễn biến phức tạp và kháng thuốc cao. Liên minh về bệnh lao đã gọi các chủng lao kháng thuốc là một trong những “mối đe dọa sức khỏe toàn cầu”.

Một thông tin liên quan đến bệnh lao ở nước ta cũng rất đáng quan ngại, đó là Việt Nam hiện đứng thứ 12 trong số 22 nước trên thế giới có gánh nặng bệnh lao cao nhất toàn cầu.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, mỗi năm trung bình cả nước có khoảng 5.000 người bệnh lao kháng đa thuốc, một thể bệnh rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao kháng phần lớn các loại thuốc điều trị. Trong khi đó, nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống lao thiếu ở tất cả các tuyến, nhất là tuyến huyện.

Hội nghị sẽ diễn ra trong 4 ngày (từ 10-13/4). Các báo cáo khoa học tập trung vào một số nội dung như bệnh lao, ung thư phổi, COPD, hen suyễn, viêm phổi, thuốc lá và cai nghiện thuốc lá sẽ được các diễn giả nổi tiếng khu vực và thế giới trình bày.

Thúy Hà