• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

10 công ty Việt Nam tham dự Hội chợ Dệt may quốc tế tại Pháp

(Chinhphu.vn) - Từ ngày 18-21/9, 10 công ty thuộc Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã tham gia Hội chợ Dệt may quốc tế Apparel Sourcing tại Thủ đô Paris của Pháp.

22/09/2017 15:48

Trình diễn thời trang giới thiệu bộ sưu tập mới của Công ty May 10 tại Pháp. Ảnh: TTXVN

ApparelSourcing là hội chợ quốc tế chuyên về quần áo may đo sẵn, phụ kiện thời trang được tổ chức vào tháng 2 và tháng 9 hằng năm. Tại đây, khách hàng có thể tìm thấy thông tin chi tiết và toàn cảnh những xu hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực này thông qua các gian trưng bày và hội thảo.

Trong khuôn khổ Hội chợ, một cuộc hội thảo giới thiệu về cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam đã được Hiệp hội Evalliance tổ chức.

Đại diện của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cho biết, trong Liên minh châu Âu (EU), Pháp là thị trường lớn thứ 5 của ngành dệt may Việt Nam. Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Pháp tới tìm hiểu các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, thông qua nhiều chính sách ưu đãi liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, tiền thuê đất…

Đại diện Hiệp hội Evalliance đã bày tỏ ấn tượng với sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghiệp dệt may Việt Nam, cũng như với các chiến lược thu hút đầu tư nhằm phát triển các giá trị gia tăng trong lĩnh vực này như thiết kế mẫu, xây dựng thương hiệu. Ra đời năm 2014, Hiệp hội phi lợi nhuận này đóng vai trò làm cầu nối giữa EU và các nước Campuchia, Lào, Việt Nam trong các lĩnh vực dệt may và da giày.

Với kim ngạch xuất khẩu trung bình 3 tỷ EUR/năm, Việt Nam là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 6 ở EU. Các công ty Việt Nam được hưởng lợi từ chi phí tiền lương cạnh tranh, luôn thể hiện sự năng động, tôn trọng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường quốc tế.

Theo các chuyên gia, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU sẽ cho phép Việt Nam củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường may mặc châu Âu. Sau khi có hiệu lực dự kiến vào năm 2018, 71% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ được miễn thuế, các dòng thuế còn lại sẽ được tiếp tục xóa bỏ trong 7 năm sau đó.

Dự kiến đến năm 2025, khi FTA Việt Nam-EU có hiệu lực đầy đủ, 99% hàng hóa của Việt Nam vào EU sẽ được miễn thuế. Hiện mức thuế nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU dao động từ 8-12%. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế, theo quy định của FTA Việt Nam-EU, hàng hóa nhập khẩu phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, EU và Hàn Quốc.

T. Minh (theo TTXVN)