• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

10 năm tới, cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên trình độ tiến sĩ

(Chinhphu.vn) - Các cơ sở giáo dục ĐH đóng vai trò chính yếu trong quy trình tuyển chọn, gửi giảng viên đi đào tạo, quản lý kinh phí, theo dõi quá trình đào tạo giảng viên, cho tới việc sử dụng giảng viên sau đào tạo và bồi hoàn kinh phí đào tạo.

22/04/2021 17:20
Tọa đàm triển khai Quyết định 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Ngày 22/4, Bộ GD&ĐT tổ chức Tọa đàm triển khai Quyết định 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo giai đoạn 2019-2030 (Đề án 89).

Bộ GD&ĐT đã triển khai xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, rà soát và xây dựng các quy định cần thiết để triển khai Đề án 89. Để việc triển khai đề án khả thi, hiệu quả, Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm này với mục tiêu thông tin về những công việc cần chuẩn bị để triển khai đề án; xin ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ theo Quyết định 89, trong đó tập trung vào việc triển khai nhiệm vụ đào tạo trong năm 2021, xác định nhu cầu đào tạo giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học theo Đề án 89 và lập kế hoạch đào tạo cho năm 2022.

Đề án 89 yêu cầu phải đạt được mục tiêu: Đào tạo trình độ tiến sĩ cho 10% giảng viên ĐH; đào tạo để trên 80% giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ; bồi dưỡng kỹ năng quản trị ĐH cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và bồi dưỡng một số kỹ năng như phát triển chương trình đào tạo, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy… cho 100% giảng viên. Đồng thời, thu hút 1.500 nhà khoa học, những người có trình độ tiến sĩ về làm việc tại các cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, hiện nay, cả nước có trên 73.000 giảng viên ĐH, trong đó, số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ là 28,8%. Để thực hiện được mục tiêu của Đề án 89, trong 10 năm tới, cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.

Để thực hiện nhiệm vụ này, các cơ sở giáo dục ĐH đóng vai trò chính yếu trong cả quy trình tuyển chọn, gửi giảng viên đi đào tạo, quản lý kinh phí, theo dõi quá trình đào tạo giảng viên, cho tới việc sử dụng giảng viên sau đào tạo và bồi hoàn kinh phí đào tạo (nếu có).

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu nhất trí sẽ hỗ trợ, đồng hành cùng với Bộ GD&ĐT để có thể triển khai Đề án 89 ngay trong năm 2021. Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn đến các cơ sở giáo dục ĐH để sớm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các trường cần có báo cáo với bộ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết, trên cơ sở đó xây dựng phương án tốt nhất để triển khai, thực hiện đề án này.

Nhật Nam