• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2005

Như thường lệ, kết thúc mỗi năm, Báo Nhân Dân lại bình chọn 10 sự kiện quốc tế nổi bật trong năm. 60 năm thành lập LHQ và Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ nhất là những sự kiện quốc tế hàng đầu của năm 2005.

02/01/2006 10:36

1. 60 năm thành lập LHQ

    Năm 2005, kỷ niệm tròn 60 năm, LHQ được đánh giá làm tốt vai trò lãnh đạo trong việc phát huy sức mạnh đoàn kết giải quyết những vấn đề bức thiết của thế giới, như tìm giải pháp cho các cuộc xung đột, thúc đẩy tiến bộ xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đối phó dịch bệnh và thiên tai... Trong bối cảnh quốc tế mới, yêu cầu cải cách LHQ, trong đó có vấn đề mở rộng HĐBA trở nên cấp bách nhằm thực hiện Mục tiêu Thiên kỷ.

2. Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ nhất

    Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu diễn ra ngày 14-12-2005, tại Kuala Lumpur (Malaysia) với sự tham gia của mười nước ASEAN và sáu nước đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

    Hội nghị nhất trí thông qua Tuyên bố Kuala Lumpur, khẳng định cam kết đối với Hiến chương LHQ, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông-Nam Á (TAC), những nguyên tắc khác của Luật quốc tế; khẳng định EAS là một diễn đàn mở, thu nạp, minh bạch và hướng ra bên ngoài.

3. Trung Quốc phát triển mạnh

    Kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh với mức tăng trưởng khoảng 9,2% đến 9,4%, GDP đạt khoảng hai nghìn tỷ USD, đứng thứ tư thế giới.

    Ngày 12-10-2005, Trung Quốc lần thứ hai phóng thành công tàu vũ trụ có người điều khiển, mang tên Thần Châu 6, bay 76 vòng quanh trái đất. Với lần thứ hai phóng thành công tàu vũ trụ và tiến hành nhiều công trình nghiên cứu, Trung Quốc khẳng định vị trí trong Câu lạc bộ vũ trụ cùng với Nga và Mỹ.

4. Nhiều phụ nữ lên làm tổng thống, thủ tướng

    Năm 2005, đánh dấu việc cầm quyền của một số nhà lãnh đạo thuộc "phái yếu". QH Đức bầu bà Angela Merkel, Chủ tịch Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) làm Thủ tướng CHLB Đức. Bà A. Merkel trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Đức (51 tuổi). Bà Ellen Johnson-Sirleaf, 67 tuổi, trở thành nữ Tổng thống được bầu đầu tiên trong lịch sử Liberia và châu Phi, với nhiệm kỳ sáu năm.

5. Tiến trình chính trị ở Trung Đông diễn ra theo kế hoạch

    Ngày 15-8-2005, Israel chính thức rút khỏi 21 khu định cư Do Thái ở dải Gaza và bốn khu ở phía bắc khu Bờ Tây, chuyển giao quyền kiểm soát cho Palestine, chấm dứt 38 năm chiếm đóng vùng đất này kể từ cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967.

    QH Iraq đã bầu được Ban lãnh đạo QH, Hội đồng Tổng thống và chính phủ mới. Ủy ban soạn thảo Hiến pháp của QH họp phiên đầu tiên. Dự thảo Hiến pháp đã được thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, tình hình Iraq tiếp tục không ổn định.

    Lực lượng hòa bình Syria rút quân khỏi Lebanon sau 29 năm thực hiện nhiệm vụ tại đây, sau sự kiện cựu Thủ tướng Lebanon Hariri bị sát hại.

6. Giá dầu mỏ và giá vàng trên thế giới liên tục tăng

    Giá dầu mỏ tăng đến mức kỷ lục (71,85 USD/thùng) và giá vàng liên tục tăng cao (525 USD/ounce) tác động mạnh mẽ nền kinh tế toàn cầu.

7. Các cuộc khủng hoảng hạt nhân chưa được tháo gỡ

    Sau hơn hai năm đàm phán, tại vòng đàm phán sáu bên lần thứ hai (19-9), các bên đã ra Tuyên bố chung, theo đó CHDCND Triều Tiên cam kết từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân có sự giám sát của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), sớm gia nhập trở lại Hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Vấn đề hạt nhân của Iran cũng bế tắc, do nước này không chấp thuận đàm phán trước sức ép của Mỹ và theo những điều kiện áp đặt của EU.

8. Nhiều thảm họa thiên tai và dịch bệnh

    Hơn mười trận động đất lớn (cường độ trên 6 độ richter trở lên, trong đó trận động đất ở vùng biên giới chung Ấn Độ - Pakistan, làm gần 90 nghìn người chết và hàng trăm nghìn người bị thương); những đợt nắng nóng bất thường gây hạn hán nặng và hàng nghìn vụ cháy rừng trên diện rộng; gần 40 cơn bão nhiệt đới, trong đó cơn bão Katrina đổ bộ vào miền Đông nước Mỹ và một số nước Mỹ la-tinh, làm hàng chục nghìn người chết và bị thương. Năm 2005, thiệt hại về vật chất do thảm họa thiên tai gây ra ước tính 200 tỷ USD.

    Cúm gia cầm lây lan trong các đàn gia cầm trên khắp các châu lục và lây sang người. Đã có khoảng 200 người nhiễm H5N1, trong đó 70 người đã chết vì virus này.

9. Khủng hoảng Hiến pháp EU

    Cử chi Pháp và Hà Lan bác bỏ Hiến pháp đầu tiên của Liên hiệp châu Âu (EU), đe dọa và làm trì hoãn quá trình mở rộng EU. Sau nhiều cuộc họp căng thẳng, các nhà lãnh đạo EU thông qua ngân sách dài hạn 2007 - 2013, tránh cho EU rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế.

10. Hoạt động khủng bố tiếp tục tăng

    Hoạt động khủng bố gia tăng và có xu hướng lan rộng ra nhiều khu vực trên thế giới, điển hình là các vụ đánh bom nhằm vào hệ thống giao thông công cộng ở Luân Đôn (Anh); các vụ đánh bom ở Bali (Indonesia) và Amman (Jordan), làm hàng trăm người chết.

(Nhân Dân)